Chè Phú Lương Thái Nguyên

Cùng với các vùng chè khác, Chè Phú Lương Thái Nguyên phát triển dựa trên việc tăng cường diện tích chè cành, chè cành lai có năng suất cao thay thế chè trung du.

  1. Chè Phú Lương Thái Nguyên phát triển

Xã Hợp Thành, Phú Lương, Thái Nguyên một ngày đương độ vụ chính của cây chè. Đây cũng là một trong những xã khó khăn của Phú Lương. Sau nhiều ngày ủ mưu tính kế, kết hợp với ý kiến từ cơ sở, lãnh đạo xã Hợp Thành đã quyết định đưa giống chè cành. Cụ thể, các giống chè Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc, chè Nhất phẩm được thay cho chè trung du già cỗi.

Vùng Chè Phú Lương Thái Nguyên

Vùng Chè Phú Lương Thái Nguyên

Hiện, tỷ lệ chè cành của xã Hợp Thành, Phú Lương đã đạt khoảng 30% diện tích chè, so với tỷ lệ chung toàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 55%. Vẫn còn thua xa vùng chè Tân Cương với tỷ lệ khoảng 70% diện tích chè hiện tại là chè cành, giống mới. Tính trung bình, mỗi năm huyện Phú Lương trồng mới và thay thế được hơn 100ha chè cành. Với các giống chất lượng cao như: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Tri 777, lộc Xuân, Nhất phẩm…

  1. Chè Phú Lương nâng cao giá trị sản phẩm

Chính nhờ đưa giống chè mới vào sản xuất, Chè Phú Lương phát triển mạnh mẽ, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân. Giờ đây, với cây chè cành có năng suất từ 16-17kg chè/sào, bán với giá từ 130-180.000 đồng/kg. Hiện nay, toàn huyện Phú Lương có trên 4.300ha. Tập trung chủ yếu ở các xã: Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Phấn Mễ và Hợp Thành. Các vùng chè này đã và đang cố gắng tạo dấu ấn và thương hiệu riêng. Cũng như học cách xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm chè Phú Lương Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, Chè Phú Lương Thái Nguyên phát triển thông qua các mô hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Hiện nay, Phú Lương có trên 20 làng nghề sản xuất chè xanh, tập trung tại các xã Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô. Với quy mô làng nghề, người dân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm. Bảo đảm ổn định quy hoạch để sản xuất mà không lo ngay ngáy là sẽ mất đất. Đồng thời, người làm chè cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ về vốn, phân bón, thiết bị ngành chè.

Để lượng hóa lợi ích của việc xây dựng các làng nghề và quy hoạch sản xuất chè Phú Lương Thái Nguyên. Có thể thấy rằng, giá bán bình quân một kg chè búp khô đã tăng từ từ 40-80 nghìn đồng so với chè trôi nổi trên thị trường.

0/5 (0 Reviews)

Related posts

Call Now Button