Chè Thái Nguyên chinh phục người Việt

Chè Thái Nguyên chinh phục người Việt Nam, không chỉ là thức uống hàng ngày. Trà là đặc sản đậm đà hương vị quê hương với giá bán rẻ quá.

  1. Chè Thái Nguyên chinh phục người Việt như thế nào

Tên gọi Chè Thái Nguyên ngon thân thuộc với người dân Việt Nam như một điều thân thiết nhất. Những đọt trà xanh chắt gạn từ lòng đất vị tinh tuý chát như nước mắt và ngọt như lời của tình yêu đôi lứa. Người Việt khi đi lễ chùa, khởi tâm sắm lễ thường không quên có ấm chè. Ấm chè được chọn mua là chè móc câu của vùng đất Thái Nguyên, dậy mùi hương nồng nàn.

Đời thường, mọi người đến nhà mời nhau chén trà xanh thơm ngon. Ai mà có chè Tân Cương Thái Nguyên đãi khách cũng được coi như thức quà quý. Trà Thái Nguyên cũng trở thành món quà quê đầy tình đầy nghĩa người Bắc gửi người Nam. Người trong nước gửi người nước ngoài. Khi Tết đến xuân về, nhà ai chẳng có ấm chè dâng cúng tổ tiên. Trong những dịp mừng tuổi cha mẹ, dạm hỏi, cưới gả đều có chè Thái nguyên.

Chè Thái Nguyên chinh phục người Việt

Chè Thái Nguyên chinh phục người Việt

  1. Chè Thái Nguyên trong lịch sử Việt

Vậy vị thế của cây chè thái nguyên Minh Cường cũng như vị thế trà Việt như thế nào. Theo các nhà sử học về chè, nhắc đến trà Việt thì không thể không quan tâm đến việc tìm hiểu những bản sắc. Liên quan đến một sản vật và những tập quán trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên, rộng lớn hơn cả một nghệ thuật, trà Việt Nam đã trở thành một sứ giả của tình nghĩa tâm giao giữa người với người, giữa người với thiên nhiên.

Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích, trong một văn bản, Khổng Tử đã viết: “…Dân Bách Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước nấu bằng thứ lá cây lấy trong rừng gọi là Trà”. Những câu chuyện truyền thuyết về một mối tình tan vỡ có nhắc đến chén ngọc của nàng Mỵ nương con Vua Hùng mỗi khi rót nước trà vào lại hiện lên chàng Trương Chi “người thì thật xấu hát thì thật hay”.

Trong cuộc sống và ngành khảo cổ. Ví như hạt chè cổ có niên đại tới 13 thiên niên kỷ ở di tích Xóm Trại-hang Con Moong (Thanh Hoá). Câu thơ nôm của Nguyễn Trãi có lẽ là dấu ấn xưa nhất về loại thức uống này trong đó đưa ra một chi tiết ngôn ngữ đặc sắc làm biến âm chữ “Trà” thành “Chè”. Câu thơ đó là “Cởi tục chè thường pha nước tuyết/ Tìm thanh trong vắn tịn chè mai”. Danh y Tuệ Tĩnh đã khái quát “Trà làm tâm hồn sảng khoái, thanh nhiệt cơ thể, uống một bát vạn nỗi ưu phiền tan biến”.

  1. Chè Thái Nguyên trường tồn cùng dân tộc

Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng như Việt Nam đều nhất trí rằng Trà Xanh và cách uống Trà tươi là đặc trưng “thuần Việt” của Trà Việt. Trải qua bao thăng trầm, chè Việt vẫn chủ yếu là cung cấp nguyên liệu chè để xuất khẩu hay xuất khẩu tại chỗ.

Vậy thì tại sao không khuyến khích người Việt Nam sử dụng các loại trà làm thức uống hàng ngày, một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe và chất lượng hơn nhiều các loại thức uống hiện tại trên thị trường. Các cụ vẫn bảo, uống trà xa thầy thuốc cơ mà.

Minh Cường hiện cũng đang trên con đường sản xuất ra các sản phẩm trà chất lượng nhằm phục vụ trước hết và quan trọng nhất là cho người Việt. Đây chắc chắn sẽ là con đường phát triển tới đây của ngành chè Việt Nam, thay vì xuất khẩu thô, sẽ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ nhu cầu trong nước. Từng bước các sản phẩm tiêu biểu như Chè Tân Cương Long ẩm, chè Tân Cương Nhất phẩm sẽ chinh phục người Việt. Tiếp tục sứ mệnh mang lại sức khỏe cho con người và chuyên chở văn hóa, tình cảm qua những tháng năm.

0/5 (0 Reviews)

Related posts

Call Now Button