Điểm mặt danh nhân văn hóa trà đất Việt

Cùng Điểm mặt danh nhân văn hóa trà đất Việt với tập quán uống chè Thái Nguyên nhé. Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Tuân đều thích uống trà đấy.

  1. Nhiều danh nhân mê trà Thái Nguyên

Tập quán uống che Thai Nguyen thời xưa của danh nhân, luôn biểu lộ một nhân sinh quan, một nếp nghĩ, một nghệ thuật sống, một cái nhìn bao quát về cuộc đời trong một chén trà.

Tâm hồn thi nhân Việt Nam luôn cởi mở, hài hoà, trong tinh thần nhân ái, cảm thông chia sẻ là nét đặc trưng của đạo đức truyền thống Việt Nam. Ngoài việc thưởng thức cái đẹp bình yên trong cuộc sống, để được thanh nhàn trước thế sự trần tục mênh mông bể khổ, uống trà còn biểu hiện một sự ẩn mình trong đáy lòng để nhìn lại sự đời đầy trắc ẩn khôn lường.

Tuy nhiên, trên cái nền chung của truyền thống dân tộc, mỗi tác phẩm thơ ca ra đời trong mỗi thời đại lịch sử – xã hội khác nhau, mang tự sự, nỗi niềm và ý chí riêng tư thể hiện trong các danh nhân Việt Nam (Trà luận. Nguyễn Bá Hoàn, 2003).

Nước ta có rất nhiều danh nhân văn hóa mê trà.

Nước ta có rất nhiều danh nhân văn hóa mê trà. (Minh họa)

  1. Cụ Chu Văn An thích uống trà

Chu Văn An là một đại quan nhà Trần, Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì – Hà Nội). Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Công bên bên kia sông Tô, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu – Quốc Từ Giám. Sau khi mất được vua Nghệ Tông ban tước Văn Trinh Công sau đó thường được gọi là Chu Văn Trinh, thọ 79 tuổi. Tác giả bài thơ Xuân đán (Buổi sáng xuân).

  1. Cụ Nguyễn Trãi cũng mê uống trà

Nguyễn Trãi một vị anh hùng dân tộc, một nhà hoạt động chính trị xuất sắc, một đại văn hào, một danh nhân văn hoá thế giới. Coi trà như một giá trị thư giãn và thẩm mỹ, một công cụ giao tiếp ứng xử xã hội, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn con người trần tục, Nguyễn Trãi đã trút hết phiền muộn trong bài thơ “Loạn hậu đáo Côn Sơn”.

Lê Thánh Tông, nhà vua quyết đoán, giàu nghị lực, nhiều tài năng chính trị, tư tưởng quân sự và thi văn. Trong bài thơ “Lại vịnh cảnh mùa hè” đã mô tả cảnh ngâm thơ uống trà với bạn tri kỷ.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tư tưởng lớn ảnh hưởng đến văn phong học phong một thế kỷ. Phong cách uống trà và rượu mời khách, tại quán bên bờ am Bạch Vân nơi bụi xe không bám đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm mô tả “Pha trà, chim lánh khói, Ngâm thơ thừa tiêu dao”.

Lê Quý Đôn, nhà bác học uyên thâm với quan điểm lý khí, biện chứng, đầy bản sắc văn hoá dân tộc viết về cây chè Thanh Hoá trong “Vân đài loại ngữ”; Nguyễn Du nhà văn hoá dân tộc và thế giới mô tả thú vui uống trà là đầu câu chuyện, chất kết dính người với người sát lại bên nhau, chất điều chỉnh hành vi xã hội của con người trong “Truyện Kiều”.

  1. Các danh nhân văn hóa, nhà văn đều hay uống trà

Nguyễn Công Trứ, con người thiết tha yêu nước, yêu dân, giúp triều đình dẹp loạn, khai khẩn dinh điền, có cá tính mạnh mẽ, sống phóng khoáng, độc đáo, một phong cách tài tử, nhà nho tài ba, có chí lớn nhưng không gặp thời tả về thú vui uống trà trong “Câu đối dán chơi”.

Cao Bá Quát với sức sáng tạo dồi dào, phong phú, sống sôi nổi, mạnh mẽ, tài hoa kiệt xuất, với cái nhìn sắc sảo, tiến bộ, một nhân cách cao thượng, trong sáng, một tình thương dành cho người cùng khổ, một tình cảm rộng lớn mang ý nghĩa nhân đạo, có bài thơ uống trà “Vị minh kệ đồng Phan Sinh tọa”.

Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng và châm biếm quan lại đương thời, day dứt và cay đắng than thở cho sự bất lực của bản thân một thày đồ bất mãn với thời cuộc, mượn chén trà để quên thế sự trần tục đảo điên khôn lường trong bài thơ “Anh giả điếc uống chè”.

Nguyễn Tuân, nhà văn sành điệu về thưởng thức trà tàu, một thú vui thư giãn và thanh lịch của con ngươi kẻ sỹ Thăng Long, rơi vào cảnh túng bấn, lãng tử, mà vẫn còn thói hào hoa phong nhã uống trà tàu. Tâm sự của một thời dĩ vãng đã qua đi mãi mãi, tìm về thời vàng son của quá khứ đã được mô tả trong “Vang bóng một thời”.

  1. Trà Thái Nguyên trong thơ văn

Xuân Diệu, nhà thi sỹ của tuổi xuân, của tình yêu và ánh sáng, với nguồn sống dạt dào, mà tiếng thơ là tiếng reo vui năn nỉ, sự chân thành cảm xúc, những tình ý rạo rực biến lẫn trong thanh âm. Tình yêu, con người và cuộc sống của Xuân Diệu thể hiện trong Chè Suối Giàng và Chén trà ướp sen Tây Hồ

Cù Huy Cận, nhà thơ gắn bó với thiên nhiên xứ Nghệ vừa trữ tình, vừa khắc nghiệt, có những con người cần cù hay chữ, với cuộc sống lãng mạn và khôn khó. Nhà thơ gắn bó với làng xóm, đình chùa, bến nước, cây đa ca ngợi người cha dạy sớm tinh mơ đi cày trâu, hút thuốc lào trong “Uống nước chè xanh xứ Nghệ càng chát lại càng ngon” của quê hương;

Anh Thơ, nhà thơ nữ mô tả cách ngắm nhìn nông thôn nhiều bằng lặng, nhưng khao khát sống và yêu đương của một thiếu nữ tiểu tư sản bâng khuâng u buồn, bằng những cảm xúc về tiếng hái chè dào dạt, những nét đẹp của cuộc sống mới trong “Tiếng hát hái chè” chè Tân Cương ở Nông trường Cửu Long vào những năm xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

0/5 (0 Reviews)

Related posts

Call Now Button