Thái Nguyên mở rộng diện tích chè VietGAP

Nhờ kinh phí hỗ trợ, Thái Nguyên mở rộng diện tích chè VietGAP trên mười ha chè, bao gồm vùng chè Tân Cương, chè La Bằng.

  1. Thái Nguyên mở rộng diện tích chè VietGAP ra các vùng chè đặc sản

Sản xuất chè sạch là một quá trình hữu cơ gắn kết với nhau. Từ khâu sản xuất, chế biến, đóng gói, tiêu thụ và quảng bá thương hiệu chè sạch Thái Nguyên. Người làm chè đã thực hành các quy trình cụ thể để chế biến, sản xuất chè an toàn. Hỗ trợ kinh phí mua phân bón vi sinh để chăm bón cho diện tích trà sạch, trà an toàn. Đồng thời được hỗ trợ mua các thiết bị chế biến ngành chè để bảo đảm chất lượng sản phẩm trà thái nguyên. Diện tích Thái Nguyên mở rộng diện tích chè VietGAP đã được mở rộng từ vùng Chè Tân Cương.

Thái Nguyên mở rộng diện tích chè VietGAP

Thái Nguyên mở rộng diện tích chè VietGAP

Tuy nhiên, ở nước ta thật giả luôn lẫn lộn. Vì vậy, chưa nhiều người biết đến và đặc biệt là chưa nhiều người tin vào giá trị thật của các sản phẩm gắn mác chè VietGAP. Bởi thế, rất nhiều sản phẩm chè xanh trôi nổi cũng in bừa chè sạch, chè VietGAP gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tới đây, các hộ nông dân trồng chè đề nghị truyền thông cần tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn bà con nông dân nhân rộng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. Sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn UTZ Certified

Bên cạnh mở rộng diện tích chè VietGAP, thì các hộ trồng chè Thái Nguyên còn áp dụng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ Certified. Trong đó, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng trà. Sản phẩm búp chè tươi thu hái chế biến hợp vệ sinh. Bảo đảm khi người tiêu dùng sử dụng là an toàn với sức khỏe. Không có phụ gia, chất tạo hương, chất bảo quản trong các gói chè Thái.

Nhờ được đào tạo, người trồng chè xanh ở tỉnh Thái Nguyên đã nắm bắt được cách thức khi triển khai quy trình trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn UTZ Certified. Đồng thời, thay đổi các hành vi, tập quán canh tác lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường vườn chè và môi trường sống. Bảo vệ sức khỏe cho người làm chè và công nhân chế biến trà. Giá bán bình quân của các sản phẩm chè an toàn này từ 210 nghìn – 500 nghìn đồng/kg. Thậm chí, các loại chè đặc sản còn có giá 700 nghìn đến 4 triệu đồng/kg. Ví dụ như Trà Long ẩm giá 700.000/kg, giá chè Đinh ngọc là 3.500.000 đồng/kg.

Với mô hình sản xuất chè an toàn trên vùng chè Tân Cương, Thái Nguyên đã và đang triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất vùng chè an toàn trên các vùng chè đặc sản của tỉnh. Từ đó tạo thêm lực hút  các doanh nghiệp đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao. Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, Thái Nguyên mở rộng diện tích chè VietGAP từng bước vững chắc.

0/5 (0 Reviews)

Related posts

Call Now Button