Trà Kinh của Lục Vũ
Chè Thái Nguyên Minh Cường xin giới thiệu Trà Kinh của Lục Vũ, một cuốn sách về trà có thứ hạng cao. Lưu ý nó khác hoàn toàn với chè thái nguyên nha.
-
Khái niệm Trà Kinh của Lục Vũ
Trà Kinh của Lục Vũ được coi là cuốn chuyên khảo đầu tiên và sâu sắc về trà do tác giả Lục Vũ, người Trung Hoa soạn. Tác phẩm Trà Kinh chia làm ba quyển là quyển thượng, quyển trung và quyển hạ, gồm mười mục. Quyển thượng mục thứ nhất trà nguyên, luận về nguồn gốc, danh xưng, tính trạng và phẩm chất của trà. Mục thứ hai trà cụ, luận về dụng cụ hái và chế trà. Mục thứ ba trà tạo, luận về phép chế và các loại lá trà.
Quyển trung riêng mục thứ tư trà khí, luận về dụng cụ đun uống. Quyển hạ mục thứ năm trà chử, luận phép đun trà. Mục thứ sáu trà ẩm, luận về tục uống trà. Mục thứ bảy trà sự, trích lục sự tích và các ghi chép cổ xưa về trà. Mục thứ tám trà xuất, luận về các nơi xuất trà đương thời và những ưu khuyết của lá trà nơi ấy. Mục thứ chín trà lược, luận về sự lược bỏ trà khí, trà cụ. Mục thứ mười trà đồ, tức đem chín mục trên chép ra lụa trắng treo lên, để mục kích mà hiểu rành rọt được chè Thái Nguyên.
-
Khái niệm trà trong Trà Kinh của Lục Vũ
Chè Thái Nguyên giống cây quý ở phương Nam (tức Việt Nam) vậy. Thân cao một thước, hai thước cho tới vài chục thước. Cây hai người ôm mới đặng, đốn xuống mới ngắt được lá. Cây này tựa cây qua lô, lá như lá chi tử (dành dành), hoa như hoa tường vi trắng, quả như quả binh lư (quả cọ), nhị như nhị đinh hương, rễ như rễ hồ đào.
Theo Trà Kinh của Lục Vũ: Chữ “trà” hoặc thuộc bộ thảo, hoặc thuộc bộ mộc, hoặc thuộc cả thảo lẫn mộc. Tên cây ấy, một gọi là “Trà” , hai gọi là “Giả” , ba gọi là “Thiết” , bốn gọi là “Mính” , năm gọi là “Suyễn” . Đất trồng trà thì thứ đất lạn thạch là đất thượng đẳng, đất sa mịn là đất thứ đẳng, còn đất hoàng thổ là đất hạ đẳng vậy !
Đại phàm gieo mà chẳng nảy, vun mà thưa rếch, y phép trồng dưa, ba năm hái được. Giống trà mọc ở ngoài nội là thượng, trồng nơi vườn tược là thứ. Trà mọc phía Nam núi, có rừng che phủ, thời trà lá tía là thượng, lá xanh là thứ; măng trà là thượng, chồi trà là thứ; lá co là thượng, lá ruỗi là thứ. Còn như trà mọc phía Bắc núi thì không nên hái về. Tính nó ngưng trệ, uống khó tiêu, dễ kết sỏi.
-
Trà Kinh của Lục Vũ nói về trà ngon
Trà có muôn hình vạn trạng. Sơ lược mà nói, có loại dúm dó như ủng của người Hồ. Có loại gấp nếp như thịt ức trâu núi, có loại lại ngoằn ngoèo như mây nổi đầu non, có loại lại gờn gợn như gió vờn bến nước, có loại như kẻ làm gốm lấy nước mà lắng đất bùn, trơn tru nhẵn bóng. Cũng lại có loại như dải đất vỡ hoang, gặp mưa gió tưới gội, tươi sáng vô ngần. Ấy là các thứ trà tinh du vậy.
Còn có loại hao tựa vỏ măng, nhánh cành xơ cứng, khó đem chưng giã, nên hình trà nó thô lậu như sọt như thúng. Loại như hoa sen đẫm móc, thân lá ruỗng nát, dáng mạo đổi dời, hình trà nó cũng tàn tụy héo úa lắm. Ấy là các thứ trà xấu cỗi vậy. Có kẻ dựa theo sắc đen, bóng, nhẵn, phẳng mà bảo rằng trà ngon, cái lời phẩm bình đê hạ lắm vậy. Có kẻ dựa vào sắc vàng, xô, nhăn, dúm mà bảo rằng trà ngon, lời phẩm bình cũng tầm thường lắm vậy.
Còn nếu rặt nói là ngon và rặt nói là không ngon, ấy mới chính là lời phẩm bình của bậc cao minh vậy. Cớ sao nói thế ? Ấy bởi cái tinh túy của trà mà tiết ra thì trà nhẵn bóng, còn cái tinh túy nó đọng lại thì thành ra xô nhăn; lại như chế trà về đêm thì trà có màu đen quánh, còn chế trà vào ban ngày thì trà lại mang sắc vàng ươm; chưng ép thì bằng phẳng, mặc nó thì gồ ghề. Điểm này trà và lá của loài thảo mộc cũng là một mà thôi chè Tân Cương Thái Nguyên.
-
Trà Kinh bàn về sấy trà
Phàm sấy trà, chớ nên sấy nơi có gió, có tro. Chỗ ấy ngọn lửa chập chờn, khiến nóng lạnh chẳng được đều vậy. Sấy phải gần lửa, lật giở nhiều lần, đợi khi mặt trà nổi sần, hình như lưng cóc, thì sau đấy mới sấy cách lửa năm tấc. Lá trà co rồi ruỗi thì sấy lại như phép ban đầu. Nếu là trà hong lửa, thì khi hơi nước bốc lên là được; còn là trà hong nắng thì khi trà mềm mại thì thôi.
Thoạt đầu, giả như trà quá non, sau khi chưng chín thì đem giã nóng, lá tuy nát mà nõn búp hẵng còn, dẫu cậy sức lực sĩ, giã chày ngàn cân cũng khó mà làm nó nát cho được. Tựa như đem đấu quét sơn mà đong lấy hạt châu, người tráng sĩ có chạm vào nó, cũng chẳng thể nào giữ nó ở ngón tay cho chắc.
Trà sau khi giã xong, thì tựa hồ như không còn thân cốt. Lúc ấy sấy trà, thì đốt nó mum mũm như cánh tay con trẻ. Sấy xong, nhân trà nóng mà đem túi giấy trữ lại, ngõ hầu cho cái khí tinh hoa chẳng phát tán ra ngoài được vậy. Đợi khi lá trà đã nguội thì đem ra nghiền thành mạt.
Lửa sấy trà thời dùng than, thứ đến dùng củi cứng. Than mà từng rán nướng, ám mùi tanh ngấy, hoặc củi đốn từ loài cao mộc hay loại phế khí thì chớ có dùng Nước đun trà thì thứ nước trên núi là thượng đẳng, nước sông là trung đẳng, nước giếng là hạ đẳng.