Chè Thái Nguyên hướng về biển Đông
Nhấp chén trà thơm, lòng đầy tâm sự, chợt thấy sáng bừng chân lý về Tổ Quốc yêu dấu- chè Thái Nguyên hướng về biển Đông
-
Xúc động Chè Thái Nguyên hướng về biển Đông
Những ngày tháng năm lịch sử này, màu đỏ của cờ hoa rợp trời cả nước nhắc nhớ về ngày thống nhất non sông cách đây 39 năm. Đồng thời, nhắc nhớ về màu máu của những người con dân tộc các thế hệ đã đổ cho Tổ quốc trường tồn. Màu đỏ ấy, tinh thần ấy lại đang sục sôi trước hành vi xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc thông qua hành động đặt trái phép Giàn khoan hải dương 981trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chén chè Thái Nguyên hướng về biển Đông thân yêu vào mỗi tối.
Trước hành vi cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc, người thưởng chén trà Thái Nguyên này, cũng như mỗi người dân Việt Nam, từ bác sĩ đến thợ cày, từ anh xe ôm đến chị tạp hóa, từ những cựu binh hay công nhân, sinh viên, đều trào dâng cảm giác bồn chồn, căm tức. Sự căm phẫn và tức tối đã kích hoạt truyền thống yêu nước trong chín mươi triệu trái tim.
Cũng ngay lập tức, người dân khắp ba miền cùng với kiều bào khắp thế giới xuống đường tuần hành, mít tinh, biểu tình, hô vang những khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và lực lượng khỏi vùng biển nước ta. Đồng thời, hát vang những khúc ca sôi sục khí thế đoàn kết và chiến đấu.
Đồng bào ta, trước nguy cơ lãnh thổ quốc gia bị xâm lấn, lại biểu dương sức mạnh đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng lãnh đạo đất nước tạo thành khối đoàn kết thống nhất trong bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta đang nỗ lực cho các giải pháp hòa bình trên cơ sở kiên định mục tiêu toàn vẹn lãnh thổ. Đứng trên chính nghĩa và lẽ phải, chúng ta kiên trì đấu tranh trên mặt trận pháp lý, ngoại giao, đoàn kết các quốc gia trong khu vực và bạn bè quốc tế nhằm chống lại ấm mưu độc chiếm biển Đông của láng giềng.
-
Biển Đông, các đảo là hồng cầu Tổ quốc
Giữa hương trà thơm của đất mẹ, cuộn tỏa tâm ý dân tộc: Với hơn bốn nghìn năm lịch sử oai hùng, nhân dân ta chưa bao giờ muốn chiến tranh. Nhưng lúc này đây, giống như từng phút giây của bốn ngàn năm qua, đồng bào ta luôn sẵn sàng cho tình huống “không hòa bình”. Cầm vũ khí và chiến đấu đến cùng để quyết định vận mệnh của mình, bảo vệ giang sơn, xã tắc.
Dẫu rằng, trong cuộc đấu tranh với người hàng xóm “định mệnh” trên biển Đông hiện nay, sức mạnh vũ khí quân sự và kinh tế có vai trò quan trọng; dẫu rằng khi cuộc chiến xảy ra nơi đầu sóng ngọn gió, hẳn những hi sinh của những chiến sỹ cảnh sát biển, những ngư dân yêu nước, máu xương dân tộc lại đổ là điều khó tránh khỏi, song, như Bác Hồ đã khẳng định: “chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Nhấp chén trà thơm chợt thấy sáng bừng chân lý: Khi mỗi người dân ở xứ sở này đồng nhất mình với Tổ quốc, sức mạnh của lòng yêu nước đã trở thành một bao bọc bất tử, bất khả xâm phạm bảo vệ lãnh thổ, cương vực đất nước trong mọi hoàn cảnh.
-
Biển Đông còn, chén chè Thái Nguyên còn thơm hương
Để bảo vệ Tổ quốc, lòng yêu nước cần biến thành động lực xây dựng tiềm lực quốc gia lớn mạnh. Tinh thần độc lập dân tộc là vĩnh cửu, trong từng thời đại, nó sẽ được biểu hiện sáng tạo, cụ thể, khéo léo. Mỗi người dân, từ sức mạnh của lòng yêu nước, phát huy tối đa năng lực bản thân, góp phần phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật trên cơ sở các điều kiện tốt nhất được tạo ra từ thể chế Nhà nước.
Cách đây 730 năm, tại hội nghị Diên Hồng năm 1284, các bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước, đã biểu thị quyết tâm đồng lòng cùng vua tôi nhà Trần đánh và đánh thắng đạo quân xâm lược Nguyên Mông. Tinh thần Diên Hồng luôn luôn thường trực đồng hành cùng dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Lịch sử đã chứng kiến hàng chục lần các triều đại Trung Hoa lùa quân xâm lược Việt Nam, cũng là bấy nhiêu lần chúng chuốc phải thất bại cay đắng. Nếu như láng giềng phương Bắc tiếp tục lặp lại những sai lầm của cha ông họ, thì những hành động ăn cướp, xâm lược, bá quyền trên biển Đông chắc chắn sẽ có kết cục tương tự. Rõ ràng, biển Đông còn, chén che Thai Nguyen còn thơm hương.