Ngành chè Thái Nguyên tái cơ cấu
Gần đây, Ngành chè Thái Nguyên tái cơ cấu để phát triển bền vững hơn là yêu cầu đặt ra, tránh tình trạng sản phẩm trà bẩn, không an toàn.
-
Ngành chè Thái Nguyên tái cơ cấu hướng đến bền vững
Những năm qua, ngành chè là tình trạng một người bán vạn người mua. Trong khi tổng sản lượng chè của cả nước, bao gồm cả Thái Nguyên chỉ đạt 185.000 – 200.000 tấn chè khô/năm, nhưng tổng công suất các nhà máy chế biến từ búp chè tươi lại lớn hơn gấp hai, ba lần.
Chính sự mất cân bằng cung cầu khiến các vùng nguyên liệu chè đang bị phá nát do nạn tranh mua, tranh bán. Hậu quả, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chưa đến 2USD/kg, trong khi giá của thế giới là 3,5-4USD/kg. Thực trang này đòi hỏi cấp thiết phải đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành chè Thái Nguyên và ngành chè cả nước.
Ngành chè Thái Nguyên tái cơ cấu như thế nào? Để có hiệu quả cao, thì cách duy nhất là đầu tư khoa học kỹ thuật, đưa các tiến bộ mới vào áp dụng trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm trà.
Trong đó, tập trung vào các sản phẩm chè Thái nguyên sạch, an toàn cho sức khỏe; đầu tư mạnh cho khu vực chế biến, bảo quản sau thu hoạch chè để giá chè Thái Nguyên ổn định trong năm; làm sao để giá trị gia tăng từ sản phẩm chè cao, đời sống người nông dân được cải thiện. Cách làm cần cụ thể, tránh kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc tái cơ cấu ngành chè như bấy lâu, ít thiết thực.
-
Ngành chè Thái Nguyên tái cơ cấu như thế nào
Ngành chè Thái Nguyên tái cơ cấu cần phải thấy được đặc điểm của ngành chè Việt Nam là có nhiều dòng chè, nhiều chủng loại khác nhau được trồng ở các vùng miền như: Yên Bái, Hà Giang, Lâm Đồng, Thái Nguyên… do đó, cần xây dựng được một thương hiệu chung của chè Việt Nam: Đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.
Để nhân rộng, cần phân vùng nguyên liệu cụ thể cho từng cơ sở chế biến và rà soát chặt các cơ sở chế biến đảm bảo tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng với nông dân trồng chè… Cần phải có cuộc cách mạng quy hoạch lại ngành chè theo chuỗi giá trị.
Từ năm 2016, bình quân mỗi năm tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch hỗ trợ chứng nhận 500 ha chè an toàn sản xuất theo theo quy trình VietGAP (hoặc GAP khác). 1.000 ha che thai nguyen được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Cùng với đẩy mạnh ứng dụng dụng biện pháp: quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng (INM), quản lý nước tưới (IWM); biện pháp canh tác chè bền vững bền vững.