Người Hà Nội thưởng trà
Xưa và nay, Người Hà Nội thưởng trà như thế nào vẫn có nhiều cách lý giải khác nhau, gắn với văn hóa Tràng An và thứ trà ướp hương tinh tế.
Người Hà Nội thưởng trà ngày xưa
Thưởng trà thái nguyên là một nghệ thuật, phải ở một nơi thanh tĩnh, thoáng đãng và gần thiên nhiên và tùy điều kiện và sự thay đổi của thế thời mà văn hóa thưởng trà của người Hà Nội cũng có nhiều thay đổi, trong đó có việc học hỏi, kế thừa văn hóa trà Tàu, trà Nhật và có những sáng tạo nhỏ.
Ở Hà Nội, việc thưởng trà thường được thể hiện điển hình ở tầng lớp quan lại, nho học vào những buổi hàn huyên, luận bàn văn chương nhạc họa, những buổi thiết trà hay thì vào đêm trăng thanh vắng, các cụ ung dung pha trà, thưởng hoa quý, ngắm trăng. Còn truyền thống ở những gia đình danh gia vọng tộc, vào buổi sáng mồng một đầu năm mới, các con cháu trong gia đình giành những giây phút đầu tiên cho các cụ tĩnh tâm ngắm hoa, thưởng trà, sau đó đại gia đình mới quây quần quanh bàn trà chúc thọ các cụ, văn hóa này thật khó để nói là tự phát hay học hỏi.
Các hình thức thưởng trà thái nguyên theo số lượng người là cách thưởng trà độc đáo và tinh tế. Nó phù hợp với trạng thái tâm lý, cảm xúc của đối tượng thưởng trà. Có lúc đó là thưởng trà độc ẩm. Đây là cách để cho người ta gỡ bỏ được những khó khăn trong tâm thức để đạt đến sự thanh thản, nhẹ nhõm. Thường người uống trà độc ẩm là những Nho sỹ Hà Thành xưa phần nhiều thích độc ẩm vì đấy là nguồn cảm hứng để họ có thể sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật, hay đơn giản chỉ là một thói quen. Nó là cách để chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ thời cuộc, là cách để nhận ra những giá trị cuộc sống, ngắm nhìn thiên nhiên hay thấu hiểu thiên nhiên.
Người Hà Nội thưởng trà thái nguyên hình thức thứ hai là thưởng trà đối ẩm, tức có 2 người bên tách trà thơm. Và hình thức thứ ba, phổ biến hơn là là hình thức quần ẩm ngồi quây quần bên bàn trà. Người Hà Nội xưa thường chỉ tham dự từ ba đến năm người trong một bàn quần ẩm. Vì như vậy sẽ không quá nhiều người làm ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh của buổi thưởng trà. Cùng với việc uống trà thái nguyên trong gia đình, người Hà Nội xưa còn có các hình thức hội trà, uống trà thưởng hoa đầu năm, uống trà thưởng hoa quý đầu năm, trò truyện với nhau, bàn thế sự.
Người Hà Nội thưởng trà ngày nay
Điều đặc biệt, người Hà Nội hay thưởng trà thái nguyên cùng với việc ngắm hoa, hoặc đưa hoa vào trà, làm ra các loại trà ướp hương, ướp hoa mà tiêu biểu là trà ướp Sen Tây Hồ, trà ướp hoa nhài, hoa bưởi. Từ xưa, uống trà thưởng hoa quý như hoa quỳnh, hoa trà uyên thái ngcũng là cái thú của nhiều người Tràng An.
Người Hà Nội thưởng trà thái nguyên là một trong những nét văn hóa độc đáo và tinh tế nhất. Sự tinh tế và cẩn trọng được thể hiện qua từng cung đoạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, trà cụ, không gian và tâm thế thưởng trà đến cách thức pha chế và cao độ là nghệ thuật thưởng thức trà. Và đôi khi, văn hóa này nó được kế thừa từ các gia đình qua các thế hệ con cháu, nó đồng thời góp phần vào văn hóa trà Việt. Rất nhiều vùng, chẳng hạn văn hóa trà thái nguyên cũng có sự giao thoa, học hỏi văn hóa trà của người Hà Nội.
Ngày nay, Người Hà Nội thưởng trà thái nguyên đã có nhiều thay đổi trong văn hóa, phương thức, có những thứ vốn rất được nâng niu và cầu kỳ thì nay dần bị “mòn” theo thời gian. Nhiều người than phiền về tình trạng thức uống nhanh chóng trong những cốc giấy, cốc nhựa dùng một lần dần chiếm lĩnh thị trường và khiến cho người ta lãng quên những búp trà thái nguyên quý giá mà các cụ xưa luôn nâng niu trân trọng. Hay văn hóa trà đà, trà nhúng, trà hòa tan làm mất đi nhiều chất nghệ thuật xưa.
Có thể thấy rằng phong cách thưởng trà của người Hà Nội tương đối độc đáo. Suy cho cùng, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, giới trẻ Hà Nội nói riêng đã có nhiều người với vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng và tâm huyết chân thành với trà, điều này cho ta tin tưởng rằng những tinh hoa trong nghệ thuật thưởng trà thái nguyên của Người Hà Nội được lưu giữ, đồng thời tiếp tục tiếp thu, bồi đắp, làm đẹp thêm văn hóa này.