Độc đáo chè Thái Nguyên
Sau nhiều cơ duyên với người đẹp xứ trà, ông ấy đã khám phá ra nét độc đáo chè Thái Nguyên khiến mọi người ngỡ, trà ngon đậm vị không phải ai cũng phân biệt được.
-
Nét độc đáo chè Thái Nguyên qua góc nhìn của nhà văn
Theo Nhà văn Văn Công Hùng kể, từ thời trai trẻ, ông luôn bị ám ảnh bởi câu lưu truyền “trà Thái gái Tuyên” vì chưa bao giờ được mục sở thị hai món này. Một lần, nhờ quan hệ văn chương, ông được nữ nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh Tổng biên tập báo Văn Nghệ Thái Nguyên khai mở cho biết thế nào là trà Thái Nguyên chính hiệu, đặc biệt là cái ngon của Đệ nhất danh trà, chè Tân Cương Thái Nguyên.
Ngày ấy cách đây đã 10 năm, ông kể, tại tòa soạn báo VN Thái Nguyên, nhà văn Hùng được cô bạn Quỳnh pha trà mời uống trà Thái Nguyên, mỗi người được một lượt thì cô thư ký tòa soạn của báo Văn Nghệ Thái Nguyên vào. Chị nhấp 1 ngụm rồi bảo Quỳnh: Hình như trà của chị hơi cũ. Quỳnh bảo: thì vẫn của thằng X thằng Y nào đó bỏ mối, mới tuần trước.
Cô thư ký tòa soạn cười rất tươi: Thế thì đúng rồi, trà bên em mới hôm qua, để em về lấy sang pha mời khách. Tôi suýt đứng lên kiếm chỗ quỳ để lạy cô này mấy lạy về cái sự quá rành quá tinh về trà. Cách nhau có mấy ngày mà phân biệt được thì quả là trà sư chứ chả chơi.
-
Người mê trà chỉ cần ngửi là biết trà Thái Nguyên ngon hay không
Ông Văn Công Hùng phân trần, chẳng bù cho tôi, lâu lâu bạn bè quý gửi cho cân trà Thái Nguyên, thì cũng cất rất cẩn thận, nhưng lâu lâu mới pha, có khách miền Bắc vào mới pha, chứ bọn bạn bè trong này toàn lôi nhau lên quán cà phê, không thì nước lọc. Hôm nọ có ông nhà văn đàn anh từ Hà Nội vào ở khách sạn, điện thoại hỏi nhà mày có trà Thái Nguyên không, mang cho tao một ít, trà khách sạn là trà Bàu Cạn tao uống không quen. Tôi hí hứng gói lên cả nửa cân trà cho ông ấy.
Ngay ngụm đầu tiên ông ấy đã phun ra: trà của mày từ tết à. Vâng, sao ạ. Mất hương rồi, uống gì. Ơ em thấy nó chưa mốc mà? Mốc thì còn nói làm gì. Trà ăn nhau ở cái vị, cái hương. Mất đi một thứ là vứt. Chè Thái Nguyên độc đáo ra thế.
Ông này mà nói về trà thì thôi rồi. Hôm ấy ông đang đi ăn giỗ ở đâu đấy, nghe nhà văn Sương Nguyệt Minh điện rằng có khách muốn thưởng trà và “nghe” trà từ Nam ra là ông về ngay. Hỏi giữa hàng trăm thương hiệu trà Việt từ Bắc tới Nam, hiện ông đang dùng trà gì, nói ngay: Chè Thái Nguyên.
Và các loại trà ướp hương, ướp hoa như trà sen Tây Hồ cũng được sử dụng chè Tân Cương để ướp. Thực khách đến đây, như lệ thường, cũng chỉ yêu cầu ấm trà Tân Cương ngon để cùng thưởng thức và luận bình về văn hóa trà. Quả là một địa chỉ hay cho người yêu trà.
-
Tôi biết các tiêu trí phân biệt nét độc đáo chè Thái Nguyên
Độc đáo chè thái nguyên ngon hay dở trình độ a, b, c, biết tráng ấm tráng ly, biết nhìn người rót nước để không bị là trà ngâm, biết phân biệt trà móc câu với trà móc… áo. Tôi cũng là người sưu tầm chuyện về trà để thi thoảng… dọa bọn không biết uống trà…
Đặc biệt, từ sau lần tham gia festival Trà Thái Nguyên, tôi mới bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về trà, mới biết rằng tất cả các tiệm bán trà ở Hà Nội (và khắp nước) đều ghi biển che thai nguyen nhưng chưa chắc đã là chèThái Nguyên thứ thiệt.
Biết thế nào là trà móc câu, sợi trà bé tí, cỡ cây tăm, trắng như sương, người không biết tưởng là trà mốc, và cong như móc câu, khi thả vào ấm sành kêu loong coong như phoi sắt rơi vào mâm đồng. Cái thứ chè thái nguyên gì mà mới uống thì nghe chát, nhưng chép mấy cái thì vị ngọt nó lại hiện lên, hương thì cứ lừng vang nơi vòm họng.