Người làm chè Thái Nguyên đơn độc xây thương hiệu
Hiện nay, những người làm chè Thái Nguyên đơn độc xây thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đa phần rụt rè, cấn cá và thiếu tính chuyên nghiệp, thương hiệu trà chưa tạo được uy tín.
-
Bấy lâu nay, người làm chè Thái Nguyên đơn độc xây thương hiệu
Hiện tại, 2/3 sản lượng chè Thái Nguyên được sản xuất và chế biến thủ công bởi các hộ sản xuất nhỏ với trên 50 nghìn hộ, chừng ấy quả tôn quay, máy vò, máy dập. Với mọi người, xây dựng thương hiệu riêng bên cạnh nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên còn là điều gì đó quá xa lạ. Người đạt giải nhất cuộc thi chế biến trà ngon tại festival trà Thái Nguyên thì gia đình ông chè vẫn đóng túi, ghi nhãn chè thái nguyên, cơ sở sản xuất là hết. Hay có nhiều hợp tác xã sản xuất chè an toàn xuất khẩu ra nước ngoài nhưng lại dưới tên của một thương hiệu khác.
Trong khi, thương hiệu chè thái nguyên giả thì tràn ngập thị trường. Gần đây, một số người làm chè mới trăn trở bắt đầu nghĩ đến việc tìm một thương hiệu riêng cho sản phẩm chè của gia đình mình, xóm mình. Nhiều người cũng chưa hiểu đúng và đủ việc xây dựng thương hiệu chè thái nguyên như thế nào. Rõ ràng, Người làm chè Thái Nguyên đơn độc xây thương hiệu mà chưa có trợ giúp.
Việc xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên phải do hiệp hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp tiến hành, chứ không phải của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp còn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, cả tỉnh Thái Nguyên có một vài nhãn hiệu hàng hóa về chè được đăng ký bảo hộ và công bố chất lượng sản phẩm như Tân Cương Hoàng Bình, Công ty chè Minh Cường…
-
Cánh chim đầu đàn trong xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên uy tín
Thời gian qua, Công ty chè Minh Cường đã khá bạo dạn trong xây dựng thương hiệu chè. Với tên từng dòng sản phẩm nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng như chè Tân Cương Long ẩm, chè Tân Cương Nhất phẩm… Ông Nguyễn Minh Cường cho biết, việc xây dựng thương hiệu chè thái nguyên cần phải đào tạo bài bản cho bà con. Đầu tư công nghệ chế biến, quản lý chất lượng, nhận diện thương hiệu, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm, xây dựng website giới thiệu.
Vừa qua, tỉnh Thái Nguyên đã quy hoạch được vùng sản xuất chè xanh đặc sản khoảng 5.000 ha để chế biến nội tiêu và xuất khẩu ra các thị trường khó tính; vùng sản xuất chè xanh chế biến công nghiệp khoảng 7.000 ha. Đã có cơ sở cho việc xác định xuất xứ hàng hóa và xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên. Đây chỉ là những tiền đề bước đầu. Làm sao tạo ra được nhận thức cả của người tiêu dùng trong việc cổ vũ các thương hiệu chè làm ăn chân chính.
Để xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên thành công, cũng không thể thiếu sự liên kết của các “nhà” liên quan. Theo Ông Minh Cường, thời đại hội nhập, chất lượng hàng hóa và hình thức sản phẩm cần cân đối hài hòa. Tốn kém chi phí xong khi đã có được niềm tin của người mua chè từ sự trung thực, thương hiệu chè Minh Cường tỏa sáng.