Dân làng chè thi Bàn tay vàng

Dân làng chè thi Bàn tay vàng là cuộc thi đã được tổ chức Trong khuôn khổ lễ hội trà Thái Nguyên vừa qua.

1. Dân làng chè thi Bàn tay vàng chia làm 12 đội đến từ 9 huyện, thành, thị trong tỉnh

Cuộc thi mở đầu bằng phần thi hái chè diễn ra tại nương chè của gia đình ông Lê Quang Nghìn, xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương. Ở phần thi này, mỗi đội cử ra 2 thí sinh tham gia hái trong thời gian tối đã là 60 phút. Tiêu chí chấm thi ở phần thi này đòi hỏi người hái phải nhanh tay, hái được số lượng nhiều, kỹ thuật hái tốt theo đúng tiêu chuẩn “1 tôm 2 lá”, búp chè không dập nát, hái không bỏ sót búp tại luống chè. Sau phần thi hái chè, các đội đã mang những búp chè mới thu hoạch để tham gia phần thi sao chè tại Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Dân làng chè thi Bàn tay vàng với thời gian ở phần thi sao chè kéo dài 180 phút.

Dân làng chè thi Bàn tay vàng

Dân làng chè thi Bàn tay vàng

Điều đặc biệt trong cuộc thi là mọi công đoạn từ đun lửa, sao chè, vò chè, lấy hương… đều phải thực hiện thủ công. Tiêu chí chấm thi ở phần này là kỹ thuật chế biến chè từ khâu nguyên liệu ban đầu, sao diệt men, vò, rũ tơi, làm khô, phân loại…Sau khi chè được sao xong, Ban giám khảo sẽ chấm điểm ở chỉ số cảm quan gồm: ngoại hình, màu nước, hương, vị… làm sao đúng hương vị chè Thái Nguyên.

2. Nhiều đổi mới trong cuộc thi Bàn tay vàng

Khác với cuộc thi năm trước chỉ tổ chức phần thi sao chè (nguyên liệu chè do các đội tự mang đến), năm nay có thêm phần thi hái chè nhằm đảm bảo yếu tố tất cả các đội đều có cùng một loại giống chè nguyên liệu để sao chè. Điều này sẽ giúp cho việc phân loại đánh giá sản phẩm chè cho từng đội của Ban giám khảo chấm cho dân làng chè thi Bàn tay vàng được chuẩn xác hơn.

Cuộc thi Bàn Tay vàng cho dân sản xuất chè Thái Nguyên được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, sản phẩm chè, người trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trà Việt Nam nói chung. Đây cũng là sân chơi để người làm chè, các làng nghề, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật hái chè, sao chè, chế biến chè.

0/5 (0 Reviews)

Related posts

Call Now Button