Định hướng phát triển Chè Thái Nguyên

Thủ tướng đã đưa ra 6 Định hướng phát triển Chè Thái Nguyên, là kim chỉ nam cho phát triển ngành chè tới đây.

1. Đa dạng hóa để phát triển chè Thái Nguyên

Tại Liên hoan trà quốc tế Thái Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó đánh giá cao nỗ lực của các địa phương trồng chè, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đặc biệt là tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo của hàng triệu nông dân, lao động – những người trực tiếp trồng, chế biến và kinh doanh chè Việt Nam, trong đó có che thai nguyen.

Về tổ chức sản xuất chè Thái Nguyên, tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định; tăng thu nhập cho người trồng chè, chế biến và kinh doanh các loại chè đặc sản.

Định hướng phát triển Chè Thái Nguyên

Định hướng phát triển Chè Thái Nguyên

Để phát triển chè bền vững, tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung như cùng với việc phát triển chè theo qui hoạch, phải đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất; bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng và thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè, phấn đấu đưa sản lượng chè búp tươi đạt trên 1 triệu tấn/năm.

2. 6 định hướng phát triển chè Thái Nguyên

  • Thủ tướng đã đưa ra 6 định hướng phát triển chè Thái Nguyên. Bao gồm:
  • Tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời chú trọng phát triển các đặc sản trà truyền thống gắn với các làng nghề, nghệ nhân chế biến trà.
  • Về chất lượng chè ngon, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Đối với việc quảng bá thương hiệu chè, cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt, chè Tân Cương Thái Nguyên. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới giá chè xuất khẩu của Việt Nam ngang bằng giá bình quân thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 – 3 lần so với hiện nay.
  • Thương hiệu chè Việt và trà Thái Nguyên đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Một số thị trường lớn của chè Việt Nam như Nga, Đức, Trung Quốc, Pakistan,… Với trên 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều loại sản phẩm trà, trong đó trà đen chiếm chủ yếu (khoảng 78% tổng sản lượng xuất khẩu), còn lại là trà xanh và các loại sản phẩm trà khác từ chè.
3/5 (1 Review)

Related posts

Call Now Button