Trà và thi nhân Việt Nam
Tôi đã lầm khi định viết một chương về trà Thái Nguyên trong Thi Ca Việt Nam. Và viết Trà và thi nhân Việt Nam thì chỉ là điểm qua thôi.
Điểm Trà và thi nhân Việt Nam qua thơ
Điều lầm đầu tiên là không ước lượng được số lượng khổng lồ của thi ca Việt Nam nói về trà Thái Nguyên. Từ văn chương bình dân với các bài ca dao, bài vè, câu hò, câu hát… cho đến các danh thi của các thi sĩ Việt Nam từ xưa đến nay. Với số lượng đó, người ta phải viết hẳn một cuốn sách dày hơn là chỉ một số trang sách viết về trà Thái Nguyên.
Đối với thi nhân Đông phương, trà Thái Nguyên và uống trà còn biểu lộ một nhân sinh quan, một lối sống, một lối suy nghĩ, một quan điểm về cuộc đời, một lối sống cao thượng đạo vị. Cái nhân sinh quan đó đã khiến người có tầm phân tích, có đầu óc nhị nguyên của thế giới Tây phương rất khó hiểu. Thi nhân Trần Quang Khải đã để lại những bài thơ:
Mùa hè lại, pha trà mời khách uống
Cơn mưa xong, gọi trẻ sửa chậu lan.
Sao bằng ở ẩn bên rừng suối
Một giường bên cửa gió thông với trà.
Ta thấy mùi đạo vị thanh thoát của ẩn sĩ thì cũng không lạ, nhưng nếu đọc cũng ý tứ đó qua dòng thơ:
Bao giờ dưới núi làm nhà
Nước suối trà pha, gối đá nằm.
Nguyễn Trãi và Trà
Sẽ có người không khỏi bàng hoàng khi biết đó là thơ Nguyễn Trãi. Khi công thành danh toại người chẳng ao ước ân đền oán trả, mà chỉ ước ao về núi cũ xây nhà bên suối, múc nước khe pha trà Thái Nguyên rồi gối đầu ngủ vùi trên đá. Ôi tâm hồn lồng lộng đất trời của con người Việt Nam.
Với các đại thi hào Việt Nam, uống trà Thái Nguyên ngoài việc thưởng thức cái phong vị thanh cao… còn là một “nghi thức hành đạo. Đạo ở đây là chân lý đơn giản siêu thoát tràn đầy yêu thương và từ ái, yêu nước, yêu người, yêu vật.
Mây tỏa đầy nhà, sáng đốt thông
Tùng reo quanh gối, đêm pha trà
Việc thiện năng làm là thú đấy
Và trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi:
Say mùi đạo, chè ba chén
Tả lòng phiền, thơ bốn câu.
trà Thái Nguyên luôn luôn là bạn với thi gia, khi sương sớm, lúc canh tàn. Khi trầm tư về một kế sách quốc gia quan trọng. Lúc cô đơn đối diện với lẽ tử sinh vô thường. Trà Thái Nguyên luôn có mặt với người tri kỷ. Xin tiếp tục gởi ở đây một vài trong những bài thơ Nôm độc đáo cổ kính của Nguyễn Trãi.
Điều đáng nói ở đây là một lần nữa, những vần thơ của các bậc thi nhân này đã nói lên truyền thống văn hóa Đại Việt tô điểm cho trà và thi nhân Việt Nam. Từ Nguyễn Trãi đến Cao Bá Quát, trải dài gần năm trăm năm ai cũng mê uống trà Thái Nguyên.