Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu
Đến với Đồng Hỷ,Thái Nguyên được thăm cách thức sản xuất của các Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu mà thấy tin tưởng các sản phẩm trà xanh Thái Nguyên hơn.
-
Thăm Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu
Chúng tôi tìm đến xứ chè Sông Cầu Thái nguyên vào buổi chiều, từ các nóc nhà khói lò sao chè thi nhau nhả khói, tiếng máy sao cùng máy vò chạy xao động một vùng. Bên những đồi chè, trẻ con sau giờ học tranh thủ giúp gia đình hái chè đã chuẩn bị ra về với đầy những thúng, tải những búp chè tươi non. Ấy là khung cảnh tại Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu xóm 5.
Có thể nói rằng, tiến bộ KHKT được áp dụng và đẩy mạnh chuyển đổi từ giống chè trung du sang trồng các giống chè cành có năng suất và chất lượng cao như Bát Tiên, Kim Tuyên, Chè Nhật, Phúc Vân Tiên, chè Nhất phẩm… đã góp phần tạo nên sức sống mới của làng nghề chè truyền thống bên bờ sông Cầu thân thương này.
Nhắc đến lịch sử cây chè và lịch sử Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu. Đó là kết quả của quá trình học hỏi kinh nghiệm làm chè của các vùng chè Tân Cương, chè Phổ Yên và các vùng chè Thái Nguyên khác. Chẳng hạn, giá bán chè Nhật bình quân khoảng 250 nghìn đồng/kg; chè LDP1 khoảng 200 nghìn đồng/kg, rất cao.
Tổng diện tích chè của Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu xóm 5 là 85ha, trong đó, có 75ha chè cành. Mỗi năm, làng nghề cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn chè khô các loại. Nhờ cây chè, đa số các hộ trồng chè ở đây đã vươn lên thoát nghèo, sắm sửa đồ đạc, xây dựng nhà khang trang, nuôi con ăn học đàng hoàng.
-
Chia tay làng chè xóm 5, chúng tôi đến với Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu xóm 9.
Điều đặc biệt của xóm là có các cụ nắm được kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống, sẵn sàng truyền cho con cháu và nhân dân trong xóm làng như cụ bà Lê Thị Tâm, cụ ông Nguyễn Văn Tơ, cụ bà Trần Thị Liên Hiện nay. Đồi chè xanh bát ngát, hòa vang tiếng ca điệu hát của 114 hộ dân làng chè ngày đêm chăm chỉ miệt mài chăm sóc trồng chế biến chè cho ra hàng chục tấn chè sản phẩm bay tới muôn phương, phục vụ du khách khắp nơi. Đặc biệt là sản phẩm chè Tân Cương nhất phẩm 200g.
Tiếp xúc với người dân Làng nghề chè truyền thống Sông Cầu xóm 9, người trồng chè Thái Nguyên đã nhận ra chỉ có trồng và chế biến chè thành chè đặc sản giá trị kinh tế thu nhập mới cao, mới xóa đói giảm nghèo. Các thế hệ người dân sông Cầu được học tập cách trồng chăm sóc và chế biến chè sạch với các lớp ViệtGAP được mở ra cho người làm chè và nhân dân học tập.
Chứng kiến bà con làm chè, thấy rõ việc cơ giới hóa dần thay thế từ chảo gang, tôn phẳng, sao bằng tay xưa kia nay là tôn quay sao chè, máy mô tơ điện vò chè đã tiết kiệm nhân lực, giảm công lao động cho hiệu quả sản xuất giá trị sản phẩm cao, khách hàng gần xa tin tưởng dùng, thu nhập của người sông cầu làm chè ngày một cao, góp phần xây dựng nông thôn mới.