Chắp cánh thương hiệu chè Thái Nguyên
Nhằm chắp cánh thương hiệu chè Thái Nguyên, đoàn Công tác của WIPO đã có buổi làm việc với chính quyền Thái Nguyên.
-
Đề án chắp cánh thương hiệu chè Thái Nguyên
Xây dựng và Chắp cánh thương hiệu chè Thái Nguyên là một trong những dự án thành phần. Thuộc Dự án “Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm chọn lọc của Việt Nam”. Do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tài trợ kinh phí. Hiện diện tích chè Thái Nguyên xấp xỉ 21 nghìn ha chè, trong đó có gần 18 nghìn ha chè kinhh doanh. Sản lượng chè búp khô thu được xấp xỉ 40 nghìn tấn. Đây là con số lớn cho thấy cây chè là cây chủ lực của nông nghiệp Thái Nguyên.
Trong đó, giá trị sản phẩm của cây chè đạt 1.800 tỷ đồng, chiếm gần 15% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh. Điều này cho thấy, cây chè cần phải tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng. Xứng đáng với danh xưng đệ nhất danh trà lừng lẫy, thơm tho. Rõ ràng, để Chắp cánh thương hiệu chè Thái Nguyên thì cần phải tăng cường sản xuất chè an toàn, chè sạch theo hướng VietGAP.
Để phát triển theo hướng này, tỉnh đã tăng cường quy hoạch, đào tạo cũng như từng bước đẩy mạnh bảo hộ cho sản phẩm trà. Chẳng hạn, bên cạnh nhãn hiệu tập thể chè thái nguyên. Chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương thì tỉnh cũng đã cấp các nhãn hiệu tập thể cho các vùng chè trong tỉnh. Qua đó, góp phần quảng bá, chắp cánh và phát triển chè thái nguyên trên thị trường trong và ngoài nước. Chè thái nguyên dần trở thành thương hiệu quốc gia uy tín khi nhắc đến sản phẩm trà Việt.
-
Thương hiệu chè Thái Nguyên bay xa năm châu
Đại diện tổ chức WIPO vô cùng ngạc nhiên về cách chế biến trà thủ công, độc đáo của Thái Nguyên. Đặc biệt là cách sản xuất chè Tân Cương Long ẩm. Đồng thời, họ cùng thấy những nhược điểm và việc dễ dãi trong việc sử dụng nhãn hiệu chè thái Nguyên trên thị trường. Đại diện WIPO cho rằng, để Chắp cánh thương hiệu chè Thái Nguyên ra thế giới.
Phải cho thế giới thấy trong sản phẩm chè thái nguyên là một mô hình sản xuất hữu cơ sinh thái. Phát triển xanh gắn với bảo vệ môi trường. Và giá trị lao động được đền đáp xứng đáng, không có bóc lột sức lao động trẻ em, không sử dụng các hóa chất, chất hóa học độc hại… Đoàn công tác hứa có giải pháp Chắp cánh thương hiệu chè Thái Nguyên thành công trên thị trường thế giới.
Đồng thời, sẽ cố gắng có các hoạt động hỗ trợ như nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương hiệu cho chủ sở hữu. Thông qua việc đào tạo, tập huấn, học tập kinh nghiệm các nước có nền sản xuất trà phát triển. Nhằm có thể giúp đỡ tìm cách thực hiện Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các thị trường nước ngoài. Để thương hiệu chè Thái Nguyên sống được, thì trước hết người làm chè phải sống được.