Chè Trại Cài Thái Nguyên

Chè Trại cài Thái Nguyên thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên là một trong những địa phương có loại chè ngon với hương thơm độc đáo. Trà Trại Cài dần có mặt trên kệ trà nhiều quán trà.

Phó Chủ tịch UBND xã Minh Lập đưa chúng tôi đi thăm những đồi che xanhThai Nguyen xanh mướt, uốn lượn như những dải lụa mềm mại của các xóm Trại Cài, Cà Phê, Sông Cầu… và kể về nguồn gốc làm nên danh tiếng chè Trại Cài hôm nay. Ông cho biết: Cây chè đã có mặt trên đất Minh Lập từ rất lâu, nghe các cụ cao niên kể lại thì từ trước năm 1960 người dân ở các xóm: Trại Cài, Sông Cầu, Tân Lập đã trồng chè để dùng và cung ứng nguyên liệu cho Nông trường Chè Sông Cầu.

Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, người dân lại có kinh nghiệm trồng chè nên chè ở đây có hương vị đặc trưng khó lẫn, đó là loại chè rất đậm, nịnh hương, uống xong rồi thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.

che-trai-cai-thai-nguyen

che-trai-cai-thai-nguyen

Đặc biệt hơn, chè Trại Cài Thái Nguyên pha đến lần thứ 3, thứ 4 mà màu nước vẫn sánh.

Vào những phiên chợ, người dân hay đem chè đến chợ Trại Cài (chợ trung tâm của xã) để bán, khách đến mua về uống thử thấy ngon lần sau lại tìm đến mua. Từ đó người ta quen gọi chè ở Minh Lập là chè Trại Cài. Đến năm 1980, người dân ở những xóm khác như: Cà phê 1, Cà phê 2, Ao Sơn, Đoàn Kết… cũng dần chuyển diện tích đất trồng mía, trồng dong riềng sang trồng chè. Hiện nay, trong xã có trên 90% số hộ trồng chè, toàn xã có trên 400ha chè kinh doanh, chủ yếu là giống chè trung du. Mỗi năm vùng chè Trại Cài cung cấp cho thị trường gần 700 tấn chè búp khô.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để có được những cánh chè Trại cài Thái Nguyên thơm ngon, ngậy hương, làm nên đặc trưng riêng của chè Trại Cài thì nhất thiết phải có sự công phu, tỉ mỉ của người làm chè ngay từ khâu thu hái cho đến khâu chế biến.

Ông Phạm Hùng Vinh, Chủ nhiệm HTX chè Hương Trà, xóm Cà Phê 2, là người đã có gần 40 năm gắn bó với nghề làm chè cho biết: Tới kỳ thu hoạch, người dân thường hái chè vào ngày nắng, tránh ngày mưa để chè không bị nhạt và vẫn giữ được vị ngon, thời điểm thu hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì khi đó búp chè không bị ướt sương.

Cũng theo ông Vinh, khi hái chè cũng phải tuân thủ đúng cách hái “một tôm hai lá” để lấy được phần ngon nhất của búp chè. Sau khi mang chè tươi về phải trải ra nền sạch trong thời gian khoảng 2-3 tiếng để chè thoáng, bay hết hơi nước, sau đó đưa vào sao sấy ngay, nếu để qua đêm khi búp chè đã héo, nhựa đã chảy thì dù có sao tẩm kiểu gì nước chè cũng vẫn bị đỏ. Đây là kinh nghiệm quý báu đã được những người làm chè trại cài Thái Nguyên đúc rút qua nhiều đời.

5/5 (1 Review)

Related posts

Call Now Button