Giữ vững chất lượng chè Thái Nguyên
Các thương hiệu chè muốn có uy tín trong lòng khách hàng thì phải Giữ vững chất lượng chè Thái Nguyên. Đồng thời giá bán chè Thái Nguyên phải minh bạch.
-
Cùng nhau Giữ vững chất lượng chè Thái Nguyên
Hàng trăm năm qua, chất lượng sản phẩm chè Thái Nguyên đã được khẳng định, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. Tuy nhiên, cần có bước đột phá để giữ vững thương hiệu “Chè Thái Nguyên” trong bối cảnh hội nhập với sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường.
Nhận thức rõ việc sản xuất chè an toàn là vấn đề sống còn, người trồng chè Thái Nguyên từ khá lâu đã quen với mô hình trồng, sản xuất trà sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP.
Toàn tỉnh hiện gần 7.000 ha chè sạch, chè an toàn Thái Nguyên cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây chè trong những năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tăng giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên trên đơn vị diện tích từ 82 triệu đồng/ha năm 2011 lên 120 triệu đồng/ha năm 2016. Tuy nhiên, việc Giữ vững chất lượng chè Thái Nguyên là bài toán khó.
Tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh và bảo vệ thương hiệu “Chè Thái Nguyên” thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đến nay, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được đăng ký bảo hộ tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc…
-
Giữ vững chất lượng sản phẩm chè Thái Nguyên bằng uy tín, công nghệ
Cùng với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và chỉ dẫn địa lý “Chè Tân Cương”, nhiều sản phẩm chè trong tỉnh như La Bằng, Trại Cài, Vô Tranh, Phổ Yên, Tức Tranh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo vệ nhãn hiệu tập thể.
Hằng năm, tỉnh Thái Nguyên và các huyện có diện tích trồng chè lớn trong tỉnh tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu chè Thái Nguyên như “Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam”. Vừa qua, tại Hội chợ chè quốc tế khu vực Bắc Mỹ tổ chức tại Ca-na-đa, sản phẩm chè của Thái Nguyên đã đạt giải bạc.
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến chè ở Thái Nguyên đều không chủ động vùng nguyên liệu. Sản lượng chè Thái Nguyên xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2% về sản lượng.
-
Khâu đột phá giữ thương hiệu chè Thái Nguyên
Khâu đột phá để chè Thái Nguyên nói riêng phát triển bền vững không nằm ở kỹ thuật mà phải làm từ khâu tổ chức, với sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương.
Theo Viện Chính sách chiến lược, Bộ NN và PTNT, bản thân chè truyền thống của Thái Nguyên đã khá đa dạng với các loại trà Tân Cương Đinh Ngọc, chè Tân Cương Lộc xuân. Việc phát triển, sáng tạo mới từ sản phẩm truyền thống, để đa dạng hóa hình thức sản phẩm cũng cần được khuyến khích.
Có cơ chế giao đất cho doanh nghiệp xây dựng vùng chè mẫu, chuyên canh, hỗ trợ vốn cũng như ưu đãi về thuế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhất là tại thị trường quốc tế.