Làm chè sạch Thái Nguyên
Chúng tôi đến xóm Hùng Lập, xã Thanh Định, Định Hóa, Thái Nguyên xem bà con Làm chè sạch Thái Nguyên với các sản phẩm trà an toàn cho người uống.
1. Thực tế làm chè sạch Thái Nguyên
100% hộ dân Hùng Lập trồng chè với tổng diện tích khoảng 15ha. Gần đây, các hộ làm chè đã đưa các giống chè cành cho năng suất cao về trồng thay thế giống chè trung du với 60% diện tích. Trong quá trình triển khai làm chè sạch Thái Nguyên, các hộ tham gia đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ trồng, phun thuốc, bón phân tới thu hái.
Đồng thời, công tác ghi chép, lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm chè được kịp thời thực hiện, theo dõi, qua đó khắc phục nếu mắc lỗi sai trong quá trình thực hiện sản xuất chè an toàn. Sản phẩm chè búp tươi của tổ được các tổ chức, cán bộ chuyên môn về kỹ thuật đánh giá cao về chất lượng và được cơ quan chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Làm chè sạch Thái Nguyên theo quy trình VietGap khiến sản phẩm trà của các hộ dân sản xuất được nâng lên rõ rệt. Sản phẩm chè xanh được chăm sóc và chế biến theo tiêu chuẩn VietGap có giá bán cao từ 20-40% so với chè thường. Với hiệu quả này, bà con đã biết chuyển từ bón phân hóa học sang bón phân sinh học, vi sinh cho chè.
Phun các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và chất lượng chè; dọn dẹp nhà xưởng, khu chế biến chè sạch sẽ, vệ sinh…Tuy nhiên, do thiếu vốn nên không phải hộ dân nào cũng có thể làm trà sạch Thái Nguyên.
2. Làm chè sạch Thái Nguyên khó bán
Bên cạnh việc thiếu vốn để xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng máy móc bảo đảm sản xuất chè sạch, qua thực tế cho thấy, Làm chè sạch Thái Nguyên đang gặp phải khó khăn lớn nhất là đầu ra của sản phẩm. Chưa có doanh nghiệp bao tiêu, chưa có sàn thương mại điện tử để bà con trực tiếp chào hàng.
Hiện nay, sản phẩm chè Thái Nguyên của bà con chủ yếu được bán tự do ở chợ quê, một số bà con tìm được mối hàng tiêu thụ chè ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… nhưng chủ yếu bán với số lượng nhỏ, lẻ, chỉ có một vài đơn vị bao tiêu sản phẩm như Minh Cường Greentea nhưng số lượng chưa lớn và giá thành cũng không được cao do áp lực thị trường.
Tới đây, để người dân các nơi yên tâm Làm chè sạch Thái Nguyên cần phải đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng yên tâm và hưởng ứng việc sử dụng sản phẩm trà sạch, trà hữu cơ, an toàn cho sức khỏe. Đồng thời làm sao xây dựng được thương hiệu chè, tránh sự ăn theo thương hiệu chè sạch của các sản phẩm trà không phải trà sạch.
Đồng thời, chính quyền cần xem xét hỗ trợ người làm chè sạch vay vốn mua thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Qua đó, để mô hình sản xuất chè theo quy trình VietGap ở vùng chè Thái Nguyên không phải trăn trở nhiều.