Sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên
Sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên đang khó thành hiện thực khi mà chè sạch Thái Nguyên bán trên thị trường bị các loại chè trôi nổi lấn át.
Khó nhân rộng mô hình Sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước. Từ năm 2009, mô hình đầu tiên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ), sau đó tiếp tục được triển khai tại nhiều địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có 15 mô hình chè VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương và T.P Thái Nguyên, với tổng diện tích khoảng 200ha. Với mục đích đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng và môi trường sống, có thể khẳng định việc nhân rộng các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi đúng.
Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện những mô hình này còn tồn tại nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Để tìm hiểu thực tế, chúng tôi đã đến Đại Từ, huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên hiện nay, chuyện vận động các hộ dân trong tổ hợp tác chè đóng góp tiền để thực hiện Sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên là điều không dễ dàng. Ngoài việc giá chè VietGAP không cao hơn chè bình thường thì nhiều hộ cũng cảm thấy mệt mỏi vì quy trình thực hiện gắt gao, phức tạp.
Anh Trần Duy Hạnh, một người dân xin rút khỏi Tổ hợp tác chè cho biết: Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP khó nhất là phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, việc dùng phân vi sinh thì quy trình phức tạp. Thế nhưng khi tiêu thụ, nhiều tư thương chê chè xấu “mã”, vị nhạt nên trả giá sản phẩm thấp hơn từ 15-20 nghìn đồng/kg so với chè thường. che Thai Nguyen..
Nhiều gia đình bỏ Sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên
Cũng giống như tại xã Tân Linh, các tổ hợp tác chè VietGAP ở xóm Vân Long, xã Hùng Sơn và ở xóm Lũng 1, xã Phú Lạc (Đại Từ) cũng đã đến thời điểm nộp phí gia hạn giấy chứng nhận. Nhưng sau nhiều cuộc họp, các thành viên trong cả 2 tổ vẫn không đồng ý đóng tiền để duy trì mô hình. Ông Bàng Văn Chi, Tổ phó Tổ hợp tác chè VietGAP ở xóm Vân Long (Hùng Sơn) cho hay: Quả thật, giá sản phẩm chè của các gia đình trong Tổ hợp tác không cao hơn so với giá chè bình thường nên rất khó vận động được bà con…
Hiện, các hộ trong Tổ vẫn sản xuất theo kiểu manh mún, có khách đặt hàng thì bán, không có thì lại bán cho tư thương nên nhiều hộ không thiết tha với mô hình chè VietGAP nữa. Nếu thời điểm này có khách đặt mua hàng thì Tổ chè VietGAP của xóm sẽ không đáp ứng được bởi một số hộ thành viên gần như không ghi chép nhật ký sản xuất nữa, do đó không chứng minh được là họ đã sản xuất theo đúng quy trình. Như vậy, đương nhiên thị trường tiêu thụ chè VietGAP sẽ bị đánh mất do chính những người sản xuất chè theo chuẩn này…
Tìm hiểu thêm tại các huyện khác, chúng tôi đều nhận thấy tình trạng chung là người dân chưa mặn mà với mô hình chè VietGAP. Theo thông tin của Sở Nông nghiệp – PTNT, từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh có 4 mô hình chè VietGAP ở các xã: Hòa Bình (Đồng Hỷ), Trung Hội (Định Hóa), xóm Hồng Thái 1, Hồng Thái 2, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) mà những hộ dân tham gia đã không nộp tiền gia hạn giấy chứng nhận, do đó khi hết vốn hỗ trợ của Nhà nước là mô hình hết hiệu lực.
Quy trình Sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên
Quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các hộ dân phải ghi chép nhật ký sản xuất (sổ nông hộ) thật chi tiết. Đây là cơ sở để chứng minh người dân thực hiện đúng quy trình, sản phẩm chè đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, từ trước đến nay người dân lại chưa có thói quen ghi chép, hạch toán nên sổ sách thường thiếu thông tin và không chính xác. Nhiều hộ dân không ghi chép sổ nông hộ hoặc ghi chép thông tin không đầy đủ, do đó khó truy nguyên được nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm chè…
Thêm một vấn đề nữa là các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đang thiếu “bà đỡ” cho sản phẩm sau khi được công nhận. Do đó các tổ hợp tác chè vẫn “loay hoay” trong việc đăng ký nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ và chưa có định hướng tiêu thụ sản phẩm rõ ràng. Cũng vì lý do đó mà sản phẩm chè VietGAP chưa có giá cao và “chỗ đứng” trên thị trường.
Từ thực tế cho thấy quá trình này đang còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Và, để từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó thì cần có sự vào cuộc tích cực của các ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cũng như của chính các hộ dân làm chè. Chủ trương nhân rộng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới nền sản xuất an toàn là hoàn toàn đúng đắn. Do đó, yêu cầu bức thiết hiện nay là phải thay đổi tư duy của người trồng chè, người tiêu dùng để tạo điều kiện phát triển các mô hình này.
sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cần sự quan tâm
Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý những cơ sở sản xuất, kinh doanh chè không an toàn, hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc thiếu “bà đỡ” cho các sản phẩmchè VietGAP, gây nên tình trạng người trồng chè không thể gia tăng giá trị sản phẩm, tạo sự khác biệt với chè thông thường.
Theo một số nhà chuyên môn, để tháo gỡ vấn đề này, ngoài ngành nông nghiệp, cần thêm sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng trong việc tư vấn, hỗ trợ người dân làm mẫu mã, đăng ký nhãn hiệu tập thể, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm chè đại trà. Tỉnh ta cũng cần xem xét thành lập đơn vị độc lập chuyên giúp đỡ người dân lĩnh vực này. Đồng thời, có các phương án bứt phá về tiêu thụ, giúp người trồng chè vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện nay.
Cuối cùng, yếu tố quyết định cho sự thành công của các mô hình chè VietGAPvẫn là ở người tiêu dùng. Thông qua bài viết này, một lần nữa chúng tôi khẳng địnhchè VietGAP được sản xuất theo quy trình khắt khe và được kiểm định chất lượng đảm bảo an toàn, xứng đáng để người tiêu dùng lựa chọn và trả giá cao hơn các sản phẩm đại trà. Do đó, mỗi cá nhân nên là một người tiêu dùng thông thái, lựa chọn sản phẩm vì sức khỏe bản thân và gia đình, từ đó thúc đẩy sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP phát triển.