Trụ cột Chè Thái Nguyên
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, không chỉ trong nông nghiệp, Trụ cột Chè Thái Nguyên còn phải được thể hiện ở dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Trong đó, nâng cao giá trị sản phẩm chè gắn với du lịch, chăm sóc sức khỏe.
-
Vị trí độc tôn của cây chè
Tại buổi làm việc đầu xuân, Tư lệnh ngành nông nghiệp đồng tình với Thái Nguyên về định hướng coi cây chè Thái Nguyên là vị trí số 1. Tuy nhiên, không chỉ cho nông nghiệp, vị trí trụ cột chè Thái Nguyên cần phải thể hiện là nhân lõi của một kết cấu nền kinh tế dịch vụ du lịch tương lai.
Vùng chè đặc sản Tân Cương ngày càng được mở rộng, phát triển. Hiện nay, diện tích trồng chè Thái Nguyên của toàn vùng đạt 1.500 ha. Sản lượng chè búp Tân Cương đạt gần 20.000 tấn, tăng 1,5 lần so với năm 2010.
Thu nhập bình quân trên địa bàn thành phố người trồng chè đạt 250 triệu đồng/ha. Đặc biệt vùng chè Tân Cương đã đạt thu nhập từ 600-800 triệu đồng/ha.
Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, cùng với phát triển vùng nguyên liệu. Tỉnh Thái Nguyên đã chú ý tới liên kết chuỗi sản xuất từ vùng sản xuất, công nghệ chế biến, chăm lo phát triển thị trường. Thực tế, thương hiệu chè của Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng ở đất nước Việt Nam mà chúng ta còn tham gia góp phần xuất khẩu đi thế giới.
Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản xuất chè và chúng ta xuất khẩu đi 64 nước trên thế giới với kim ngạch gần 250 triệu USD. Sản phẩm chè Thái Nguyên vang dội không chỉ trong nước mà còn được đánh giá có những thương hiệu rất cao trên thế giới. Trà Thái Nguyên là 1 trong 8 quà tặng Việt Nam đạt kỷ lục Châu Á.
-
Nâng chất lượng sản phẩm chè Thái Nguyên
Một cân chè Tân Cương Đinh Ngọc ở Tân Cương, TP Thái Nguyên bán giá cao nhất được 5 triệu đồng. Trong khi 1 cân chè loại đặc biệt ở Trung Quốc bán giá 120 triệu đồng. Bao bì thậm chí nhiều tiền, bắt mắt hơn sản lõi bên trong. Đây là một gợi ý.
Cá nhân lãnh đạo ngành nông nghiệp cho biết, ông đã uống trà Minh Cường và thấy rằng, chè Tân Cương Đinh Ngọc ngon hơn trà ướp sen. Mặc dù giá rẻ chỉ bằng 1 nửa, tất nhiên là quan điểm cá nhân.
Rõ ràng, để khẳng định là Trụ cột Chè Thái Nguyên, sản phẩm phải được chế biến sâu để đang dạng sản phẩm và có giá bán cao hơn. Phải nghiên cứu làm sao cho khâu tổ chức, chế biến áp dụng máy móc để cho ra rất nhiều sản phẩm với chuỗi giá trị chè.
Bán chè Thái Nguyên không chỉ trong thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế. Làm thế nào để có thể cho ra được hiệu quả sản xuất chuỗi cây chè cao nhất. Từ đó, đảm bảo lợi ích của người nông dân tham gia trồng chè và các thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi.
Vai trò Trụ cột chè Thái Nguyên cần được phát huy từ giá trị sản phẩm.