Từ nương chè đến bàn trà
Cây chè Thái Nguyên có cả một lịch sử hình thành, từ nương chè đến bàn trà là cả một câu chuyện dài rất đời sống, thấm đượm.
-
Cái nhìn Từ nương chè đến bàn trà
Chuyện kể lại rằng, những năm 30 của thế kỷ trước, chè Tân Cương nhãn hiệu “Bạch Hạc” của Đội Năm đã đánh bại chè Ấn Độ, Trung Quốc để giành chiến thắng vang dội trong các cuộc đấu xảo tại Hà Nội và trở thành loại chè danh tiếng nhất. Từ đó đến nay, chè Thái Nguyên, mà đại diện là chè Tân Cương, luôn được người sành chè xếp vào danh sách chè có hương vị thơm ngon nhất.
Cùng với đất trà Tân Cương, hầu như ở huyện nào của Thái Nguyên cũng có vùng chè chất lượng cao, sản phẩm làm ra luôn được người tiêu dùng săn đón. Bên cạnh chè Tân Cương là vương giả của các loại chè. Thì chè búp đặc sản của La Bằng (huyện Đại Từ), Trại Cài (Đồng Hỷ) như những công nương, hoàng tử, không hề kém cạnh. Chè được trồng bên bờ sông Công trong lành, lại được bóng núi Tam Đảo che mát nên đã kết tinh những hương vị vừa đậm đà, vừa tinh khiết của một vùng đất lành và sự cần cù của người dân.
Ngưỡng mộ cái sự ngon của trà Tân Cương, nhiều nhà khoa học đã cất công điền dã, chưng cất, lấy mẫu phân tích đủ thứ ở Tân Cương. Họ phát hiện ra rằng dù lớp đất mặt rất mỏng, các đồi chè Tân Cương vẫn có chất lượng vượt trội là nhờ trong đất có những vi khoáng rất quý hiếm. Đây là lý do chính tạo nên vị trà ngon nhất của Thủ đô gió ngàn- chè Tân Cương Long ẩm thơm ngon đậm vị.
-
Nương chè xanh cho sản phẩm trà an toàn
Những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên. Người tiêu dùng dường như quên bẵng những cái tên rất ấn tượng: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc, Kim Tuyên, Keo Am Tích … Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với thị hiếu người tiêu dùng, đó cũng là quy luật của thị trường đồ uống chè.
Chính quyền tỉnh thái nguyên đang xây dựng và triển khai các chiến lược thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao. Xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu. Với các tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP, Uzt Certified cho vùng chè nguyên liệu.
Với nông dân Thái Nguyên, trong suốt quá trình chăm bón, thu hái cho đến sao sấy, đóng gói sản phẩm, đa phần đã ý thức được rằng phải hướng đến và thực hiện sản xuất chè sạch, chè an toàn. Thử du lịch đến đồi chè Thái Nguyên, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người nông dân vùng chè Tân Cương đặt bẫy dính để bắt sâu bọ và côn trùng phá hoại cây chè. Sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ và thưởng chè Tân Cương Long ẩm 1kg xem sao.
Từ nương chè đến bàn trà, mỗi tách trà không chỉ đơn thuần chứa đựng thành phần nước, dưỡng chất, khoáng chất với hàm lượng ta-nin, cafein, còn biết bao tâm tình, mồ hôi của người Thái Nguyên gửi gắm, ngưng đọng và hòa quyện trong vị trà thơm ngát.