Văn hóa trà đá
Văn hóa trà đá với những quán trà đá ở Hà Nội có từ bao giờ nhỉ, nó gắn với người Hà Nội ra sao, cây chè Thái Nguyên thế nào.
-
Văn hóa Trà đá có từ bao giờ
Khi đi chơi, mẹ con bé dặn: “Ông đừng cho cháu uống trà đá nhé. Uống là viêm họng liền ông ạ”. Nó lại hỏi: “Sao ông không uống trà đá mà chỉ uống trà đặc nóng? Bọn cháu không uống được trà đặc đâu ông ạ”. Thì ra chỉ có mấy chục năm thôi mà Văn hóa Trà đá của người Hà Nội đã đổi thay nhanh chóng đến vậy.
Thuở còn đi học trạc tuổi con bé cháu tôi bây giờ, tôi sống với bố mẹ và ông bà nội. Ở đất chè thái nguyên nên bà tôi thường hãm lá chè tươi để trong bếp. Lũ trẻ chúng tôi lớn lên cùng vị chè tươi hãm như là thức uống hàng ngày. Có phải vì thế mà ít bệnh chăng?
Thuở xưa, người Hà Nội ít uống Trà tàu mà chỉ uống nụ vối, lá vối, chè hạt, chè tươi và nước lọc. Uống trà Tàu (trà mạn, trà sen…) chỉ trong một số gia đình và cũng không phải là thứ uống thường xuyên. Sau này, mở rộng sản xuất khai hoang, nhiều nông trường trồng chè xuất hiện ở nhiều vùng trung du như Thái Nguyên, Phú Thọ nên sản lượng chè cũng theo đó mà tăng lên, đặc biệt là vùng chè Tân Cương Thái Nguyên.
-
Suy nghĩ về Văn hóa Trà đá
Các anh bộ đội tập kết xa nhà thường tụ tập ngồi uống chè nóng hãm thật đặc trong nỗi đau đáu hướng về quê hương miền Nam đang trong “nước sôi lửa bỏng” và lối uống chè dần dần lan rộng ra khắp nơi. Đặc biệt khi có chính sách tem phiếu, nhiều người không biết uống chè là gì nhưng khi được cấp tem phiếu có bán thì không mua cũng tiếc và rồi dần dần uống chè thành thói quen.
Chỉ từ sau giải phóng miền Nam, lối uống trà đá mới được người Bắc vào Nam và người Nam ra Bắc phổ biến. Thuở ấy, trai Hà Nội hay kháo nhau con gái Sài Gòn “lắm em chân dài cao ráo xinh ra phết nhưng chỉ mỗi cái tội hay bị sún răng bởi uống trà đá suốt ngày”. Anh bạn tôi trong Sài Gòn ra Hà Nội hồi ấy ăn phở nóng xong gọi ly trà đá mà chỉ toàn chè chén nóng uống bỏng lưỡi.
Các bà già bán nước đầu đường góc phố vẫn yên vị với chiếc ấm giỏ, mấy cái ghế thấp lùn lè. Cái điếu cầy dựng một góc như một chứng nhân, một sưu tập hóa thạch của cuộc sống Thủ đô thời bao cấp. Nhưng chỉ đổi khác ở chỗ vừa có trà nóng hổi lại bán Văn hóa Trà đá và đủ loại thuốc lá ngoại. Cái chén tống sứ cũng biến đâu cả rồi mà lại thay bằng cốc thủy tinh.
-
Thấy gì từ Văn hóa Trà đá
Cháu tôi muốn uống trà đá là quyền của nó. Hôm nay, mẹ nó dặn không cho cháu uống sợ viêm họng thì ông không dại gì mà trái ý. Thiếu nữ Hà Nội, thiếu nữ Sài Gòn giờ đây đều uống trà đá, nhưng chẳng hiểu sao các bộ răng của các em lại vừa trắng, vừa đẹp, lại vừa xinh. Có lẽ do các em biết uống trà đá đúng cách chăng?
Ngày nay, trà đá vỉa hè trở thành thứ văn hóa, hương vị trà xanh từ các đồi núi của vùng trung du Thái Nguyên theo chân người về khắp nẻo tổ quốc, đến các đường phố thị thành trở thành thứ thức uống bình dân. Dưới chân các tòa nhà văn phòng, đầu các con phố, ngõ hay bên trạm dừng xe bus, Văn hóa Trà đá đã là một nếp của những người này.
Ngồi bên quán trà đà vỉa hè cạnh hồ, tôi hỏi nhỏ bà chủ, có phải trà Thái Nguyên không mà vị đậm thế. Bà già chậm rãi trả lời, tôi có ông anh di tản và lập nghiệp trên thái nguyên. Thứ trà này là các cháu nó gửi về cho đấy. Tôi bảo, trà đá mà uống đậm và ngon dữ vậy. Bà bảo, chè Thái Nguyên. Quán trà đá này làm tôi ghiền và ngồi đây mỗi sớm.