Chè trung du Thái Nguyên
Chè trung du Thái Nguyên có nhiều đặc tính quý nhưng dần bị mai một và có nguy cơ mất hẳn nếu không có những biện pháp bảo tồn kịp thời…
-
Chè trung du Thái Nguyên đi về đâu
Chè búp tím, một thứ đặc sản quý của vùng chè Thái Nguyên giờ đây, không còn được nhắc đến nhiều nữa. Lý do, đây vì đây là giống chè búp địa phương và một phần do không hiểu biết nhiều về giống chè này cũng như hiệu quả chữa bệnh của nó nên người dân đã chặt bỏ để chuyển sang trồng chè lai và một số loại cây trồng khác. Hiện nay, người ta đang tích cực thay giống chè trung du Thái Nguyên bằng các loại chè khác có năng suất tốt hơn.
Có mặt tại gò một gia đình còn trồng chè trung du Thái Nguyên chúng tôi thấy những vạt chè tím còn lại mọc xen lẫn dưới tán keo rừng và đang phải gồng mình để chống chọi với cỏ tranh, lau lách. Những cây chè cổ gốc xù sì còn sót lại, theo những người cao tuổi ở đây cho biết đã được hơn 100 năm. Quan sát cho thấy, lá chè nhỏ, mỏng, thuôn dài, lá và búp màu tím, mặt trên của lá tím nhạt sau chuyển thành xanh, mặt dưới tím đậm, vì thế có tên là chè búp tím. Giống chè quý này còn ít lắm.
-
Bảo tồn chè trung du Thái Nguyên
Để hiểu hơn về giá trị của Chè trung du Thái Nguyên đặc biệt này, chúng tôi đã gặp Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp – Tiến sỹ Nguyễn Văn Ngọc – người đã có hơn 30 năm gắn bó với cây chè. Ông Ngọc cho biết: chè trung du Thái Nguyên búp tím có từ lâu đời, là 1 trong 2 biến chủng của giống trung du nên ổn định, có khả năng thích nghi với đất nghèo dinh dưỡng của vùng đồi trung du và với nhiều yếu tố khác như khí hậu, khô hạn, sâu bệnh… Qua phân tích các chỉ tiêu sinh hóa chất lượng nguyên liệu, chế biến mẫu, phân tích sinh hóa sản phẩm và thử nếm, cảm quan cho thấy đây là một loại chè quý.
Ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu quy mô, chính thức nào về chè búp tím nhưng theo phân tích của Viện Nghiên cứu chè Kênia, với 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu các giống chè tím cho thấy, chè búp tím có chất lượng rất cao nên khi đưa ra sản xuất chè thành phẩm có giá bán cao hơn rất nhiều so với chè bình thường và trong chè tím có nồng độ chất chống ôxy hóa cao hơn các giống chè búp khác. Cũng theo hướng nghiên cứu, phân tích này, thế giới đã tách triết các chất chống ôxy hóa trong chè búp tím làm chất bảo quản thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe. Cũng theo Tiến sĩ Ngọc, giống chè Chè trung du Thái Nguyên quý hiếm này nếu được phát triển sẽ tạo ra một thương hiệu riêng, một loại chè đặc biệt cao cấp không chỉ sử dụng làm nước uống mà còn có tác dụng trong y học phòng chữa một số bệnh, đặc biệt ngăn ngừa phóng xạ, chống ung thư.
Đó là những nguyên nhân Chè trung du Thái Nguyên bao năm vẫn gắn bó với người dân.