Chè búp Đại Từ
Nhờ thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng, Chè búp Đại Từ đã có những đặc trưng ấn tượng, từng bước tạo phong vị tốt đẹp cho người thưởng trà.
-
Đặc điểm Chè búp Đại Từ Thái Nguyên
Thấy rõ lợi ích từ cây chè mang lại cho đất và người Đại Từ, huyện Đại Từ. Thái Nguyên đã triển khai Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ chè huyện giai đoạn 2012-2015. Xây dựng, tổ chức Lễ hội trà Đại Từ.
Nhờ nhiều chính sách phát triển mà sản phẩm Chè búp Đại Từ ngày càng được nâng cao về năng suất và giá trị sản phẩm. Năm 2016, sản lượng chè búp tươi Đại Từ đạt 82 nghìn tấn. Trở thành huyện có sản lượng chè cao nhất trong các địa phương trồng chè Thái Nguyên.
Qua rất nhiều thăng trầm, năng suất, chất lượng chè Chè búp Đại Từ đã được cải thiện rất nhiều. Hiện tại, năng suất Chè búp Đại Từ đạt 125 tạ/ha đồi chè, giá trị trên 1ha đất trồng chè đạt 102 triệu đồng/ha chè. Sản phẩm chè Đại Từ ngon đã có tiếng trong và ngoài tỉnh. Giá bán chè xanh Đại Từ năm 2017 phổ biến từ 200-700 nghìn/kg.
Cây chè Đại Từ đã góp phần quan trọng đưa một bộ phận người dân từ cơm độn khoai sang cơm trắng. Cây chè Đại Từ tạo ra sự đổi thay lớn. Để có được sự gia tăng uy tín, Chè búp Đại Từ đã trải qua quá trình vận động mạnh mẽ từ chính sách đến hành đồng của người làm chè trong huyện. Nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh, trồng thay thế giống chè cũ bằng giống mới được thực hiện.
-
Mánh nào để giúp Chè búp Đại Từ có giá cao hơn
Để nâng cao thương hiệu Chè búp Đại Từ. Chính quyền trích ngân sách hỗ trợ 100% giá giống để trồng các loại giống chè mới. Nhờ đó, trên gần 2.000 ha chè cũ được thay thế bằng các giống có năng suất, chất lượng cao. Cùng với đó, giống chè trung du truyền thống vẫn được bảo tồn.
Ngoài ra, chè búp Đại Từ được nâng cao giá trị, trở thành các sản phẩm chè An toàn cho người sử dụng. Đại Từ đã phối hợp với các hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân trồng chè áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến nay, diện tích sản xuất chè an toàn được chứng nhận và công bố sản xuất theo quy trình VietGAP là gần 300ha chè.
Ngoài ra, huyện cũng chú trọng công tác đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư xây dựng công trình hỗ trợ chăm sóc chè. Tổ chức 23 lớp đào tạo nghề sản xuất chè cho 760 học viên trên địa bàn huyện. Triển khai dự án nâng cao chất lượng sản xuất chè an toàn trên diện tích 120ha tại xã La Bằng và Phú Cường. Tổ chức thành công Lễ hội trà Đại Từ. Góp phần giới thiệu, quảng bá và tôn vinh giá trị cây chè búp Đại Từ Thái Nguyên.