Văn hóa trà Thái Nguyên hiện ra sao
Văn hóa trà Thái Nguyên hiện ra sao sẽ được giải đáp phần nào thông qua đoạn trích trong cuốn sách “Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái” của Trương Quang Phương.
-
Nghệ thuật trà chỉ còn vang bóng một thời! Nhiều người hỏi: “Văn hóa trà Thái Nguyên hiện ra sao?”
Những năm gần đây, Thái Nguyên có rất nhiều những quán trà thái nguyên trên các vỉa hè, chưa kể những người bán dạo chỉ với cái ấm và cái làn xách tay. Thái Nguyên đang có nhiều cách uống trà. Mỗi vùng miền lại có những văn hóa uống Trà khác nhau và đặc trưng riêng, tuy nhiên những văn hóa ấy đều có điểm chung là nét đẹp trong văn hóa Trà Việt…
Cách đây vài năm, Thái Nguyên và các thành phố khác khởi đầu với hàng loạt biển vàng của trà Lipton, kế tiếp là biển xanh của Dimah, và gần đây là những đèn lồng đỏ của trà Ðài Loan và Trung Quốc… Sự thành công của những nhãn mác trà ngoại đó cho thấy, từ lâu lắm rồi, người ta vẫn mong chờ một điều gì đó có thể làm cân bằng cuộc sống hiện đại cuồn cuộn chảy; hoặc giả người ta vẫn thấy rất thú vị khi được lặp lại một thú ăn chơi mang tính chất quý tộc hoài cổ chốn kinh kỳ xa xưa.
Nam thanh nữ tú có yêu trà Việt Nam đến mấy cũng không thể ngồi lê ở các quán cóc mà uống trà thái nguyên, họ cần có những không gian lịch sự để trò chuyện và cảm thấy được tôn trọng… Nhưng trong những nơi đó chỉ có thứ trà vừa chua vừa ngọt, ít hương kém vị, vừa uống vào đã tuột hết mùi vị làm sao so được với trà mạn, trà sen, trà hoa nhài, hoa sói… Mà đặc biệt là chè thái nguyên, thứ trà mà người xưa thường ví đi tám dặm đường còn ngọt trong cổ.
-
Văn hóa Trà Thái Nguyên biến đổi theo thời gian
Văn hóa Trà thái nguyên ngày nay đã không còn như xưa. Mọi người đã dần quên đi những thói quen khi thưởng Trà, quên đi cả nghệ thuật pha Trà thái nguyên và dần quên đi cả thói quen uống Trà nữa. Ngày xưa khi pha trà thái nguyên mọi người chú ý tới cả những chi tiết nhỏ nhất, như phải tráng ấm trước khi pha, trà nên pha trong ấm như nào là ngon, chén trà cũng phải như thế nào mới đúng kiểu hay khi uống trà cũng phải uống như nào mới thấy ngon….
Dường như giờ đây, mọi người pha trà chỉ là cho có lệ, không nhất thiết phải ngon hay đúng cách , bao nhiêu cái hay, cái đẹp của văn hóa Trà xưa nay dần mất đi và không còn nữa, nếu còn cũng chỉ là đâu đó ở những nơi đã gắn liền với lịch sử Trà từ ngàn xưa, và nơi nào đó không thể thiếu đó là đất chè Thái Nguyên. Câu hỏi Văn hóa trà Thái Nguyên hiện ra sao có vẻ khắc khoải.
Có lẽ do sự tất bật của công việc và sự hối hả với nhịp sống hiện đại ngày nay, mà mọi người dần quên đi những nét đẹp trong văn hóa Trà thái nguyên. Mọi người cho rằng để có được một ấm Trà phải rất công phu và mất nhiều thời gian, cho nên người ta đã dùng những thứ nước khác thay Trà như, nước lọc, hay nước ngọt mua sẵn, muốn uống chỉ cần lấy trong tủ lạnh là có ngay. Phải chăng tất cả những điều đó đã làm cho họ dần quên đi thú uống nước Trà và thói quen thưởng Trà như ngày xưa.
-
Một sự phát triển thiếu định hướng, kế thừa văn hóa trà Thái?
Một chuyên gia nước ngoài nhận xét, ở Việt Nam, ngoài lúa gạo và cà phê thì chẳng có sản phẩm nào lợi thế hơn trà khô. Trong khi gạo và cà phê đang trở thành mặt hàng nông sản có tiếng trên thế giới, còn chè thì chưa.
Tuy nhiên, vẫn còn một nghịch lý là nước ta có nền văn hoá trà lâu đời vào bậc nhất nhân loại nhưng về mặt văn hoá tư liệu thì chưa có những công trình nghiên cứu, sưu tầm có bề dày lịch sử liên tục và phong phú. Ðó là lý do trà Việt Nam rất khó khăn để cạnh tranh chỗ đứng trên thị trường trà thế giới, khẳng định nền văn hoá trà phi vật thể vô giá của chúng ta.
Với đất chè thái nguyên, mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu tạ trà, tấn Trà Thái Nguyên có bao nhiêu ẩm khách đến với trà như một sinh hoạt hàng ngày và là một hành động văn hoá hàng ngày. Trà quý và người quý trà dần hiếm, đều rất dễ phôi phai. Các cụ già bảo tôi: Xem một người uống trà biết ngay người ấy thanh lịch đến mức nào khiến tôi không biết giấu đi đâu chén trà mới. Một hớp đã nhìn thấy đáy của mình.
-
Giới trẻ hãy làm đầy và làm đẹp văn hóa trà Thái Nguyên
Có bao giờ lớp trẻ Việt Nam quay lại cái thời yêu nhau thế này: Tặng người ngàn dặm cách xa, cười dâng chỉ một âu trà thế thôi… Cả một nền văn hoá ẩm thuỷ độc đáo đang bị người đời lãng quên dần dưới lớp bụi thời gian ngày càng dầy mãi. Có tìm hiểu về trà mới hay những người Việt Nam, nhất là người Thái Nguyên tâm huyết với cây trà còn nhiều lắm.
Nhưng con số ít ỏi quán trà thực sự Việt Nam ở cái thành phố vừa được phong danh hiệu vì hoà bình này vẫn còn đang bé nhỏ đến mức tủi phận. Ðến bao giờ thì số đông lớp trẻ của chúng ta thảng thốt nhận ra rằng: Nhanh lên để một nền văn hoá trà đậm đà hương sắc tự ngàn năm không kịp vụt cánh bay đi!
Để thói quen thưởng Trà và văn hóa trà thái nguyên vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống của chúng ta. Tôi thiết nghĩ chúng ta phải có những đề án thiết thực, như đẩy mạnh kinh tế trồng Chè trên nhiều địa phương, không chỉ ở riêng Thái Nguyên. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước cũng nên đầu tư vốn cho những vùng và khu vực có xu hướng phát triển kinh tế trồng Trà mà còn gặp nhiều khó khăn về vốn.
Không ngừng đẩy mạnh và quảng bá hình ảnh, thương hiệu Trà trên mọi phương tiện, thông tin đại chúng với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên để thương hiệu Trà của chúng ta có uy tín hơn trên thị trường quốc tế và nội địa, nhất thiết chúng ta phải có một đội ngũ những nhà nghiên cứu về lịch sử Trà Thái nói riêng và Trà việt nói chung, để Trà của chúng ta có uy tín hơn và được nhiều người biết đếm hơn.