Người Việt uống trà hay thưởng trà
Người Việt uống trà hay thưởng trà có lẽ bạn đang tự hỏi. Là nhà sản xuất chè thái nguyên tôi xin đưa ra vài suy nghĩ.
-
Khi băn khoăn rằng Người Việt uống trà hay thưởng trà, tôi thường nghĩ rằng người Việt chơi hay làm?
– Nước ta có nghệ thuật trà như là một thứ văn hóa không? Rồi Người Việt uống trà hay thưởng trà là những câu hỏi chưa ngã ngũ. Tôi cho rằng, hãy nhìn cách sử dụng chè Thái Nguyên của người Việt. Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ người nông thôn lớn, 9/10 dân số. Từ lâu, bát nước chè tươi trong dân gian thì lại phần nhiều gắn đến tâm thức uống trà của người lao động. Có khi nồi nước chè đặt ở giữa sân, bà con lối xóm tụm năm tụm bảy dưới trăng uống nước chè tán gẫu. Có khi ấm nước chè xanh theo người lên rẫy, ra đồng.
Khi sáng sớm, lúc ban trưa, khi đêm trăng sáng mọi người đều uống chè Thái Nguyên… Nồi nước chè tươi gắn liền với đời sống người lao động. Nhiều người Việt uống nước chè thay cho các loại nước còn lại khác cần thiết cho sức khỏe con người, không đơn giản chỉ là thói quen, mà còn là nhiều vấn đề khác liên quan đến đồng tiền bát gạo. Như vậy, trước khi nói về nghệ thuật, uống chè là sinh hoạt mang tính chất nhu cầu đời sống.
-
Vậy còn người thành thị thì sao, có dấu hiệu nào Người Việt uống trà hay thưởng trà từ người thị thành?
– Trước tiên, tôi nói về trà đá vỉa hè. Chén trà nơi quán cóc hè phố. Tuy không mang tải dáng dấp của nghệ thuật pha chế và thưởng thức. Nhưng nó đáp ứng nhu cầu có thật của tầng lớp bình dân thành thị. Chén trà Thái Nguyên đã từng đi vào thơ ca và nỗi nhớ của bao người khi xa quê. Là một trong những hình ảnh “hoài cổ” gắn với những nét văn hóa bình dân tương đồng khác.
Chính loại hình này làm người ta nhắc nhiều hơn về trà Việt, nhờ tính phổ biến và tính tập trung của nó khi mà câu chuyện về trà Việt Nam trong con mắt quốc tế vẫn là một cái gì đó nghiêng về trà liệu là nhiều. Bởi lẽ, trà thư (sách viết về trà) của Việt Nam gần như không có. Hệ thống lý luận cũng như văn liệu về trà chỉ xuất hiện ít ỏi trong các tác phẩm văn chương, mà phần hư cấu chiếm tỷ lệ khá cao so với thực tế đời sống văn hóa ẩm trà của người Việt từ xưa đến nay.
-
Hơn cả thưởng trà và uống trà, sử dụng chè Thái Nguyên là một phần đời sống người dân Việt, ý ông là vậy?
– Rõ ràng, chè gắn với với người dân Việt Nam. Chè Thái Nguyên đâu đâu cũng thấy bán, trong mỗi câu chuyện đều có ấm trà Thái Nguyên ngon. Để ý kĩ, trong những không gian thưởng trà này, mặc dù hơi hướng vẫn thoảng nét của Trung Hoa hay Nhật Bản. Khó trả lời rành mạch, Người Việt uống trà hay thưởng trà. Thực tế, chúng ta đã nội tiêu hóa một số văn hóa trà xung quanh. Mặc dù, kỹ thuật pha chế cũng tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của người Tầu hay người Nhật. Mỗi loại trà tương ứng với từng loại ấm chén khác nhau. Nghi thức pha trà dần được hoàn thiện về mặt hình thức, trà chủ (người pha trà) được đào tạo bài bản.
Thưởng trà hầu hết là trí thức. Có khi chỉ là mượn chén trà nơi không gian này để bàn chuyện làm ăn đối với người làm doanh nghiệp. Có khi là đôi bạn rủ nhau đến đây uống trà nói chuyện lứa đôi, có khi là nhưng tao nhân mặc khách tìm đến đúng với ý nghĩa của việc thưởng trà. Họ dần làm quen được với các nghi thức thưởng trà mang tính văn hóa rất cao này. Đó, Người Việt uống trà hay thưởng trà, bạn có một phần câu trả lời.